Hải Dương – vùng đất nhân phong vật thịnh

Chủ nhật - 13/03/2016 20:14 - 2403 lượt xem
Hải Dương – vùng đất nhân phong vật thịnh
Hải Dương – vùng đất nhân phong vật thịnh
Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, được coi là cái nôi của nền văn hoá Việt, là “Trấn thứ nhất trong tứ trấn” ở phía Đông của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống lịch sử. Từ xa xưa đã được coi là vùng đất “Nhân phong vật thịnh” nên rất giàu tiềm năng và đang đổi mới, phát triển hàng ngày. Có thể kể ra đây những tiềm năng và thành tựu phát triển kinh tế- xã hội tiêu biểu nhất của Hải Dương mà có thể bạn chưa biết:

* Tỉnh Hải Dương biệt danh là tỉnh Đông. Trải qua lịch sử, tỉnh Hải Dương đã có 13 lần đổi tên.

Từ tên gọi Thừa tuyên Nam Sách năm 1466 (trước đây cả nước được chia thành 12 Thừa tuyên), rồi Thừa tuyên Hải Dương năm 1469, Hải Dương được lần lượt đổi thành xứ năm 1490, rồi trấn từ năm 1509 đến năm 1516,…

Năm 1831 đổi thành tỉnh Hải Dương và đã trải qua 3 lần di dời tỉnh lỵ. Đầu tiên tỉnh lỵ ở Chí Linh, sau đó chuyển về Mao Điền, huyện Cẩm Giàng và lại chuyển về Chấn Hàn – nay là thành phố Hải Dương đã được trên 200 năm, do Vua Gia Long khởi nghiệp từ năm 1804.

* Về di tích lịch sử văn hoá: Hải Dương đứng hàng thứ tư trong cả nước về số lượng di tích được xếp hạng. Hiện có 1.207 di tích và 3 cụm di tích, trong đó có 143 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc gia.

* Hải Dương có làng, có huyện và tỉnh có nhiều tiến sĩ nhất cả nước. Thời nho học Hải Dương thống kê được trên 500 tiến sĩ trên tổng số gần 3.000 tiến sĩ của cả nước. Trong đó, riêng huyện Nam Sách có 125 tiến sĩ. Chính vì vậy mà Nam Sách còn được hiểu với cái nghĩa là Pho sách của trời Nam.

Trong 47 tiến sĩ được phong là Trạng nguyên thời đó, riêng Hải Dương có tới 12 Trạng nguyên. Và điều đặc biệt hơn là có Trạng nguyên lưỡng quốc (Mạc Đĩnh Chi), một thần toán (Vũ Hữu) và một nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam (Nguyễn Thị Duệ) đều là người Hải Dương.

* Hải Dương có Văn miếu Mao Điền (ở huyện Cẩm Giàng), là một trong 5 văn miếu còn lại của đất nước. Mao Điền đó 4 lần trở thành trường thi Quốc gia. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng về làm giám thị tại trường thi này.

Hiện nay Mao Điền được trùng tu rất to, đẹp và đang thờ 9 vị là danh nhân nổi tiếng thời nho học (Đức Khổng Tử – Trung Quốc, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Sư Mạnh, Tuệ Tĩnh, Vũ Hữu, Nguyễn Thị Duệ).

* Hải Dương có quần thể di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn, Kiếp Bạc được xếp vào loại bậc nhất quốc gia. Nơi đây, vốn được coi là nơi “Tôn quý của trời đất”, là nơi tụ khí, tụ linh, tụ phúc; là nơi giao hoà của trời đất; là nơi tụ hội của các anh hùng hào kiệt, kiệt xuất của mọi thời đại. Nên trước đây hàng năm các triều đại vua chúa đều về lập đàn vào rằm tháng Giêng để khấn trời đất trên đỉnh núi cầu cho dân an, nước thịnh.

* Hải Dương có một trong sáu hang động đẹp nhất của cả nước, được coi là “Nam thiên đệ lục động”. Đó là động Kính Chủ thuộc huyện Kinh Môn và còn được xác định là một trong những nơi cư ngụ của người tiền sử, phát hiện cách đây hơn 700 năm. Hiện còn lưu giữ bút tích và hàng trăm bài thơ của các bậc danh nhân đã khắc trên vách đá ca ngợi cảnh động nơi đây từ thế kỷ 14.

* Hải Dương hiện là trung tâm sản xuất ximăng và nhiệt điện than lớn nhất Việt Nam.
+ Về ximăng: hiện có trên 10 doanh nghiệp sản xuất với các thương hiệu nổi tiếng như: Ximăng Hoàng Thạch, ximăng Phúc Sơn, ximăng Hải Dương.

+ Về nhiệt điện: Có 6 tổ máy với tổng công suất 1.040MW. Trong tương lai, sản lượng điện còn được bổ sung thông qua dự án đầu tư của Malaysia công suất 1.200MW với tổng vốn đầu tư gần 2 tỉ USD.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây