THƯ KÊU GỌI CÔNG ĐỨC TẠC TƯỢNG TÒA CỬU PHẨM LIÊN HOA CHÙA CÔN SƠN

Chủ nhật - 15/05/2016 23:55 - 4847 lượt xem
Lễ khởi công xây dựng công trình tòa Cửu phẩm Liên hoa chùa Côn Sơn
Lễ khởi công xây dựng công trình tòa Cửu phẩm Liên hoa chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn là một trong những trung tâm của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Năm 1329, Đệ tam thánh tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả về trụ trì chùa Côn Sơn, Ngài cho xây dựng ở sau chùa một tòa tháp có thể xoay được gọi là Cửu Phẩm Liên Hoa.
Trong nghệ thuật Phật giáo, Cửu Phẩm Liên Hoa là biểu tượng tối cao của thế giới Cực Lạc, thế giới của cõi Niết Bàn, nơi Phật A Di Đà ngự chiếu giải thoát cho chúng sinh. Thực hiện Quy hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30 tháng 10 năm 2014, UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 2699/QĐ­UBND về việc phê duyệt “Dự án đầu tư xây dựng công trình dựng lại tòa Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Côn Sơn, thị xã Chí Linh”.

Theo văn bia, tòa Cửu phẩm Liên hoa chùa Côn Sơn được Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả xây dựng khoảng cuối thế kỷ 14. Tuy nhiên, tới cuối thế kỷ 19, chùa cùng các công trình, trong đó có tòa Cửu phẩm bị tàn phá…Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể được Thủ tướng phê duyệt năm 2010 và cơ sở khoa học từ các cuộc khai quật được Bộ VHTTDL cho phép, tỉnh Hải Dương đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng lại các hạng mục chùa Côn Sơn, gồm: Toà Cửu phẩm Liên hoa, Tổ đường, Hậu đường... Do Cty CP xây dựng số 6 Hải Dương thi công. 

Việc dựng lại tòa Cửu phẩm Liên hoa theo các căn cứ khoa học. Nhà Phẩm được thiết kế mặt bằng hình chữ nhật gồm 5 gian, 24 cột, kiến trúc 3 tầng mái. Không gian giữa 4 cột cái để đặt tháp Cửu phẩm Liên hoa bằng gỗ bên trong và tượng Phật A Di Đà đặt tại tầng trên cùng. Tháp Cửu phẩm Liên hoa có dạng hình bát giác cao 7,9m với 9 tầng chạm sen. Phần thân công trình sử dụng vật liệu truyền thống như gỗ lim, gạch bát, ngói mũi hài, đá xanh Thanh Hóa. Phần kết cấu chịu lực của tháp Cửu phẩm Liên hoa được làm bằng gỗ lim, các thành phần trang trí được làm bằng gỗ mít rừng, sơn son thếp vàng. Phần nền móng sử dụng các vật liệu hiện đại bê tông cốt thép...Tổng số vốn đầu tư trên 76 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương và của tỉnh; nguồn công đức của tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn thu từ khai thác hoạt động du lịch cùng các nguồn vốn hợp pháp khác. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 8 Âm lịch (2016).​

Sau hơn một năm thi công, tòa Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Côn Sơn đang hoàn thiện. Theo thiết kế, hệ thống tượng Phật trên Cửu Phẩm Liên Hoa gồm 216 pho tượng, dân gian có câu:
“Xây chùa, tô tượng, đúc chuông,
Trong ba việc ấy thập phương nên làm”

Trong các công đức hoằng pháp lợi sinh, việc đúc tượng để thờ phụng mang ý nghĩa rất lớn vừa giữ gìn chính pháp được lâu bền, vừa thể hiện lòng tôn kính Chư Phật. Đây là việc làm thiết thực để bảo tồn di sản văn hóa ở chùa Côn Sơn, đồng thời là việc làm phúc đức để lại cho muôn đời sau.

Ban quản lý di tích Côn Sơn ­ Kiếp Bạc kính báo, kính mong các tăng ni, phật tử và toàn thể nhân dân phát tâm tùy hỷ công đức bằng tinh thần, vật chất… ủng hộ việc đúc hoàn chỉnh hệ thống tượng Phật trên cây Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Côn Sơn.
Những pho tượng công đức gồm: ­
+ 72 pho tượng Phật A Di Đà: 11.544.980đ/pho tượng. ­
+ 144 pho tượng Bồ tát: 7.387.240đ/pho tượng. ­
+ Các hạng mục, kiến trúc khác...


Các tổ chức, cá nhân công đức tượng Phật xin liên hệ Ban quản lý di tích Côn Sơn ­ Kiếp Bạc:
1. Ông Lê Duy Mạnh ­ Phó Trưởng ban; Điện thoại: 0919.348080
2. Ông Nguyễn Duy Thức ­ Phó Trưởng phòng QL Côn Sơn; Điện thoại: 0979.727762.


Ban QLDT Côn Sơn ­ Kiếp Bạc trân trọng kính báo./.

Nguồn tin: consonkiepbac.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây