21:45 17/09/2018
Với hơn 2000 di tích lịch sử văn hóa cùng hàng trăm lễ hội lớn nhỏ khác nhau, Hải Dương là địa phương có số lượng di tích lịch sử dày đặc gắn với nhiều danh nhân văn hóa và nhân vật lịch sử của đất nước.
21:43 17/09/2018
Kỳ cuối: Tới hang Pheo, khe Ổ Lợn... (*)
“... Ngàn đời nay, người dân Hoàng Tiến giữ rừng để hưởng hoa lợi từ rừng và cũng chính họ cũng là những người đã cố công gìn giữ cái tài sản vô giá mà thiên nhiên và lịch sử đã ban tặng…” Chúng tôi chọn ngày Chủ nhật để tiếp tục hành trình khám phá Ngũ Đài Sơn. Chuyến đi này, chúng tôi có mời cụ Nguyễn Văn Ngoạn, ông Ngô Quang Vinh, một số cán bộ địa phương và các em sinh viên, các cháu học sinh trong thôn, trong xã cùng cả mấy cô giáo trẻ trường làng. Theo cụ Ngoạn, nếu muốn khám phá kỹ Ngũ Đài Sơn thì cần phải có nhiều ngày. Tuy nhiên, vẫn phải leo lên núi Đống Thóc, qua Cổng Trời, từ đó tới hang Pheo, công viên đá Khe Ổ Lợn và thác Bò Đái. Những người chưa leo núi nghe vậy thì hào hứng lắm.
21:35 17/09/2018
Kỳ I: Lên núi Đống Thóc, thăm chùa Bát Hương
“… Biết đâu đấy trong tương lai không xa, quần thể di tích lịch sử văn hóa - danh thắng núi Ngũ Đài (xã Hoàng Tiến, thị xã Chí Linh, Hải Dương) với một hệ sinh thái tự nhiên phong phú sẽ trở thành nơi đón du khách tới thưởng ngoạn, đắm mình vào phong cảnh kỳ thú, tìm hiểu thêm về một dòng Thiền thuần Việt và nghe những câu chuyện cổ ly kỳ, mang tính nhân văn sâu sắc…”
21:32 17/09/2018
Côn Sơn - Kiếp Bạc là nơi thờ phụng những anh hùng trong lịch sử dân tộc: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán. Nơi đây còn là chốn tổ của dòng thiền Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử gắn liền với hành trạng của Đệ tam tổ Huyền Quang Tôn giả... Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc tự cổ chí kim vốn nổi tiếng với rất nhiều nghi trình, nghi lễ thiêng liêng và phần hội phong phú với nhiều nét văn hóa riêng. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, lễ hội mùa Thu ở đây còn có CHỢ HỘI, nơi hội tụ phong phú nhất những nét văn hóa của chợ truyền thống vùng Bắc bộ.
21:15 16/09/2018
Chí Linh không chỉ là vùng đất có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, nơi diễn ra các sự kiện lịch sử liên quan đến vận mệnh đất nước. Nơi đây, còn có nhiều danh lam thắng cảnh, nơi khí thiêng hội tụ và sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử nước ta. Những danh nhân này trở thành niềm tự hào của mọi người dân Chí Linh.
21:10 16/09/2018
Thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương) đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và hoàn thành các mục tiêu, tiêu chí của một thành phố. Vì vậy, những ngày này, các phòng, ban, ngành và các địa phương của thị xã đang khẩn trương thực hiện các phần việc như chạy đua với thời gian cho kịp tiến độ để được công nhận thành phố trước năm 2020. Khi được công nhận trở thành thành phố, yêu cầu đặt ra cần xây dựng biểu tượng cho thành phố Chí Linh. Biểu tượng phải truyền tải được thông điệp của lịch sử, văn hóa đặc trưng nhất gắn liền với quá trình phát triển và là niềm tự hào của nhân dân ở vùng đất đó. Trang Web site: Dulichchilinh.com có loạt bài viết “Đi tìm biểu tượng cho thành phố tương lai”. Loạt bài này khai thác dưới nhiều góc độ từ lịch sử, văn hóa, danh nhân, di tích, thắng cảnh trên vùng đất này, qua đó để gợi mở cho việc đi tìm và xây dựng biểu tượng cho thành phố Chí Linh.
21:52 22/03/2018
Chiều 19/3, lãnh đạo UBND thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương) nghe Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian ứng báo cáo đề cương các đề án: “Phát triển di tích đền thờ Chu Văn An và đền thờ Bà Chúa Sao Sa ở phường Văn An, thị xã Chí Linh trở thành điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn”, đề án “Xây dựng và phát triển du lịch tại di tích đền Sinh - đền Hóa” và đề án “Xây dựng các di tích lịch sử văn hóa thị xã Chí Linh trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn”.
20:50 19/03/2018
Trong những di tích thờ các danh nhân lịch sử ở Chí Linh, đã có nhiều di tích được trùng tu tôn tạo đẹp và trở thành điểm đến tâm linh của bao du khách trên khắp mọi miền đất nước. Di tích đền thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ tuy đã được đầu tư, trùng tu tôn tạo, song hiện nay di tích đền thờ bà vẫn chưa hoàn thiện. Di tích vẫn đang được Ban Quản lý Di tích Chí Linh, UBND thị xã Chí Linh tiếp tục đề nghị các cấp bộ, ngành, chính quyền quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo để di tích đền thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ được đồng bộ và thu hút du khách về vãn cảnh, chiêm bái ngưỡng vọng anh linh “Bà chúa Sao Sa”, một nữ danh nhân kỳ tài nước Việt.
20:27 25/01/2018
Chiều 18 – 1, đoàn lãnh đạo tỉnh Hải Dương do đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương; đồng chí Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thị ủy Chí Linh; đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã cùng đi có lãnh đạo một số sở, ban, ngành và thị xã Chí Linh đã đi thăm, khảo sát 2 di tích lịch sử, văn hóa chùa Ngũ Đài (xã Hoàng Tiến), chùa Thanh Mai (xã Hoàng Hoa Thám).
21:19 24/11/2017
Hiện nay, Ban Quản lý Di tích Chí Linh đang phụ trách quản lý các di tích: Đền thờ nhà giáo Chu Văn An, đền Sinh – đền Hóa, đền Cao, đền Gốm, chùa Thanh Mai, đền Quốc Phụ, đền thờ Nguyễn Thị Duệ. Đây đều là những danh lam thắng cảnh và những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử nước ta như thầy giáo Chu Văn An, nữ tiến sĩ khoa bảng đầu tiên Nguyễn Thị Duệ, Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa, danh tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư và các di tích gắn với truyền thuyết về các đức thánh như Thánh Mẫu Thạch Bàn, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên, 5 anh em Đức Thánh họ Vương có công lao hộ quốc, an dân. Các danh nhân, đức thánh được thờ trong các di tích này được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước kính trọng, tôn thờ. Tuy nhiên, để các di tích này được bảo vệ và phát huy được giá trị di sản là điều khiến Ban Quản lý Di tích Chí Linh luôn trăn trở.