Vẽ bậy lên di tích: Một thực trạng đáng buồn

Chủ nhật - 31/07/2016 11:41 - 4382 lượt xem
Tháng giêng là thời gian dân tình đi lễ hội, du Xuân ngắm cảnh, vì thế, các thắng cảnh và di tích lịch sử nơi người dân đổ về thời gian này lúc nào cũng đông nghịt người. Tuy nhiên, sau khi những vị khách rút đi, dường như vẫn lưu luyến cảnh vật mà khá nhiều người “ngứa tay” vẽ bậy hoặc khắc tên mình lên các di tích. “Thói quen” này đã trở thành tật xấu và khiến các di tích ám ảnh về vấn nạn du khách vô kỷ luật. Cũng vì vậy mà các di tích, thắng cảnh ngày càng xa cách người vãn cảnh hơn khi lúc nào cũng bị quây, rào kín mít.
Đền thờ Nguyễn Trãi bị biến thành “hòn đá tình yêu”
 
Côn Sơn thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương không chỉ là một danh thắng nổi tiếng ở Việt Nam mà còn là nơi hội tụ các giá trị to lớn về nhiều mặt: lịch sử, văn hoá, tôn giáo. Địa danh nổi tiếng này còn gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các bậc tiền nhân có công với đất nước như Tể tướng Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Chính tại đây, đền thờ Nguyễn Trãi được dựng lên và từ lâu đã là điểm đến lịch sử cho những du khách trong và ngoài nước.
 
Trái với tâm huyết gìn giữ ngôi đền của nhiều người thì một bộ phận khách tham quan tại đây lại “vô tình” để lại những bút tích thiếu ý thức chính tại nơi thiêng liêng này. Bia đá ghi thân thế, sự nghiệp cũng như những công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi bị những khách tham quan vô ý thức phá hoại bằng những vệt khắc nghuệch ngoạc chi chít đằng sau.
 
Nhìn vào những dòng chữ này, nhiều người ngỡ tưởng đây là “hòn đá tình yêu”, nơi thề nguyền  của các cặp đôi trẻ chứ không phải là nơi thiêng liêng, thờ vị anh hùng dân tộc đã được ghi công sử sách. Đến cả một nhà văn hóa với Bình Ngô Đại Cáo nổi tiếng mà con cháu hậu duệ cũng chẳng tha, vẫn còn tiện tay nghuệch ngoạc chữ quốc ngữ lên bia như “trêu ngươi” các bậc tiền bối. Và bia đá này sẽ còn trơ trơ giữ lại bút tích khiến ai thấy “xấu hổ” thì cúi đầu, còn hậu sinh nhiều khi còn chụp bút tích của mình khoe lên “phây”.
 

Đằng sau tấm bia đá ghi lại cuộc đời Nguyễn Trãi là những hình ảnh “không đẹp” của một bộ phận người tham quan.
 

“Bia đá Nguyễn Trãi” hay “bia đá tình yêu” của khách tham quan?
 
Ngoài ra, những chiếc cột gỗ tại đây cũng dày đặc những bút tích xấu xí của các cặp đôi.
 

 

 

 Các di tích khác cũng chung cảnh ngộ

Những hình ảnh xấu xí này quả thực khiến người ta không khỏi xót xa, đau lòng bởi nó phản ánh sự tôn trọng văn hóa, lịch sử thế nào của bậc hậu sinh. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện mới mà đã rất cũ, các vết khắc theo thời gian và năm tháng càng nhiều lên chứ không mất đi. Điển hình là tại tháp Hòa Phong và Tháp Bút, Hồ Gươm, Hà Nội hoặc tại Văn Miếu Quốc tử giám, việc du khách làm bậy, vẽ bậy xâm phạm đến không gian tôn nghiêm của người trẻ thế hệ trước đã khiến những thế hệ sau không còn cơ hội được chiêm ngưỡng những tấm bia đá  kỳ công trên lưng các cụ rùa. Bởi đơn giản, các cụ đã được rào kín, tránh việc du khách sờ đầu rùa đến mòn vẹt hay ngồi trên đầu rùa vô tư như tại ghế đá công viên.  
 
Dòng chữ sai chính tả khắc trên Tháp Bút. (sưu tầm)   
 
Khó mà giải thích nổi vì sao người Việt mình lại thích vẽ bậy đến thế, dường như, chúng mình thích cái gì vụng trộm, nghệch ngoạc mới đem lại hứng thú? Vì thế, mà các di tích, đình chùa, thắng cảnh thăm quan, dù đã được cảnh báo nhưng không ngăn nổi người ta thích “khắc”, thích “vẽ” tại những nơi tôn nghiêm. Dường như càng cấm, lại càng gây kích thích cho những tay “tội phạm” văn hóa này. Bộ VH – TT & DL thì vẫn lúng túng trong việc giải thích khiến các di tích ngày càng dầy thêm các vết cắt, vết chích… bởi ý thức của chuyện này không phải đến từ kỷ luật mà đến từ trong chính tâm thức người Việt.

Tác giả bài viết: Hải Yến

Nguồn tin: hung.beer

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây