Mời tham gia góp ý về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” , “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Hải Dương lần thứ hai - năm 2017

Thứ hai - 18/09/2017 21:50 - 3102 lượt xem
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ
Đến ngày 13/9/2017, Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Hải Dương lần thứ hai - năm 2017 đã nhận được 22 hồ sơ của các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, gồm: 05 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" và 17 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".

Để việc tổ chức xét tặng đúng quy trình được quy định tại Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Hội đồng xét tặng thông báo danh sách để các tầng lớp nhân dân được biết và tham gia ý kiến để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trước khi họp Hội đồng xét tặng.

Thời gian tham gia ý kiến trong 15 ngày làm việc, từ ngày 18/09/2017 đến ngày 08/10/2017.

Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Cơ quan thường trực của Hội đồng - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 73 Bạch Đằng - Thành phố Hải Dương (qua Phòng Quản lý Di sản văn hóa hoặc Email: [email protected]).

Người Chí Linh xin giới thiệu danh sách chi tiết các đề cử cho các danh hiệu để các bạn tiện theo dõi:

A. DANH SÁCH CÁ NHÂN XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN
I. NGUYỄN PHÚ ĐẸ

1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Nguyễn Phú Đẹ
- Năm sinh: 1923
- Địa chỉ: Thôn Cao La, xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Ca trù 
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
Học nghề từ gia truyền năm 1935. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945 hoạt động Ca trù tại nhiều tỉnh ở miền Bắc. Từ năm 2000 hoạt động đàn hát trở lại, truyền nghề cho nhiều học trò. Năm 2000 tham gia thành lập CLB Ca trù xã Dân Chủ (huyện Tứ Ký). Năm 2006 tham gia thành lập Giáo phường Ca trù Thăng Long (Hà Nội). Từ năm 2006 thường xuyên thực hiện các hoạt động biểu diễn và truyền nghề tại Hải Dương và Hà Nội do Viện Âm nhạc Việt Nam, tỉnh Hải Dương, giáo phường Thăng Long (Hà Nội) và CLB Ca trù xã Dân Chủ tổ chức.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 20 học trò
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Có tài năng trình diễn đàn đáy đặc biệt xuất sắc trong nghệ thuật Ca trù, nắm vững kỹ năng truyền dạy cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Được tôn là “Đệ nhất danh cầm”, coi như “Báu vật nhân văn sống” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Thường xuyên phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam thực hiện các hoạt động truyền dạy và bảo tồn di sản Ca trù.
5. Thành tích khen thưởng: 
- Năm 2005:
+ Bộ Văn hóa, Thông tin cấp bằng chứng nhận Huy chương vàng;
+ Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương;
+ Huy chương Vàng Liên hoan Ca trù toàn quốc; 
+ Được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng Bằng công nhận danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”; và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam”
- Năm 2006: 
+ Bằng khen của Viện Âm nhạc.
+ Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Năm 2010: + Bằng khen của UBND tỉnh.
+ Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
Năm 2015: được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Cùng nhiều hình thức tôn vinh, khen thưởng khác của Trung ương và địa phương.

II. PHẠM THỊ HÒA
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Phạm Thị Hòa
- Năm sinh: 13/10/1955
- Địa chỉ: Thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tri thức dân gian về nghệ thuật trang trí tranh thêu truyền thống.
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Học nghề gia truyền từ năm 1963. Năm 1972 được tỉnh cử đi học lớp bồi dưỡng giáo viên thêu do Bộ Ngoại thương mở và được cấp bằng giáo viên thêu từ năm 1973, từ đó đi dạy thêu ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Đến năm 1984 về quê làm nghề. Hiện là chủ cơ sở tranh thêu tay cao cấp tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ.
Đã tham gia tích cực vào hoạt động truyền dạy nghề cho nhiều học trò trong và ngoài tỉnh. 
- Số lượng học trò đã truyền dạy: nhiều học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Kỹ năng thêu tay cổ truyền, tạo ra các sản phẩm với chất lượng và giá trị mỹ thuật cao. Nắm vững được 10 kỹ năng của nghệ thuật thêu như: Căng khung; tập thay kim; vặn lướt; thêu bạt; đâm xô; hoán vẩy; sa hạt; bó độn; thắt ren; rút rua.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2012: được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam”;
- Năm 2017: được UBND tỉnh Hải Dương tặng danh hiệu “Nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp”;
Thành tích tập thể, gia đình:
- Năm 2013-2015: đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh;
- Năm 2015: được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất;
- Năm 2016:
+ Gia đình được tặng danh hiệu Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống;
+ UBND tỉnh chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2016 với tên sản phẩm “Vịnh Hạ Long”;

III. NGUYỄN THỊ HOAN
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hoan
- Năm sinh: 19/12/1961
- Địa chỉ: Thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tri thức dân gian về nghệ thuật trang trí tranh thêu truyền thống.
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Học nghề từ năm 1972 tham gia lớp học nghề thuộc Ban Ngành nghề của KTX nông nghiệp thôn Xuân Nẻo do thầy Phạm Văn Hiển và thầy Nguyễn Văn Giáp truyền nghề.
Từ năm 1972-1979 làm nghề thêu tại HTX thêu ren Xuân Nẻo.
Từ năm 1979-1987 tham gia công tác trong tổ kỹ thuật của HTX thêu của làng.
Từ 1987-1992 là thành viên của HTX thêu chuyên nghiệp Hưng Đạo.
Từ 1992 đến nay tổ chức và quản lý doanh nghiệp thêu tranh nghệ thuật Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ. Trực tiếp dạy nghề và dạy nâng cao tay nghề cho thợ thêu diện rộng.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: trên 200 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Kỹ năng thiết kế mẫu, phối màu, kỹ thuật thêu tay cổ truyền tạo ra các sản phẩm thêu hàng trắng, hàng màu có giá trị mỹ thuật cao.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2005: UBND TP. Hồ Chí Minh tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong việc tham dự “Hội chợ Làng nghề truyền thống Việt Nam – Asean 2005”.
- Năm 2008: Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong việc khôi phục, quản lý và phát triển làng nghề Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 5 năm (2003-2008)”.
- Năm 2009: được Tổ chức OX-Fram-Québec tặng kỷ niệm chương nhân ngày doanh nhân Việt Nam 13/10;
- Năm 2015: 
+ UBND tỉnh Hải Dương tặng danh hiệu “Nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp”;
+ Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất;
+ UBND tỉnh Hải Dương chứng nhận 02 sản phẩm “Tranh gia đình hổ” và “Tranh hoa sen” là sản phẩm nông thôn tiêu biểu năm 2014.

IV. PHẠM VĂN HIỂN
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Phạm Văn Hiển
- Năm sinh: 1923
- Địa chỉ: Thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tri thức dân gian về nghệ thuật trang trí tranh thêu truyền thống
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Năm 1941 bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể được nghệ nhân Nguyễn Văn Thuật truyền dạy. Năm 1953 truyền nghề cho 30 người ở phố chợ lớn Hải Dương, sau khi hòa bình truyền nghề cho con em công nhân, nông dân ở hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh. Đã tham gia tích cực vào hoạt động truyền dạy nghề cho nhiều học trò trong và ngoài tỉnh.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 4.000 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thực hành xuất sắc kỹ năng 8 môn thêu cơ bản, tạo ra các sản phẩm với chất lượng và giá trị mỹ thuật cao bằng phương pháp thêu tay cổ truyền.
5. Thành tích khen thưởng:
- Năm 2006: Được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng bằng công nhận danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”.
- Năm 2015: Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất.
Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

V. NGUYỄN THỊ VIẾN
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Viến
- Năm sinh: 26/01/1954
- Địa chỉ: Thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tri thức dân gian về nghệ thuật trang trí tranh thêu truyền thống.
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Học nghề và thực hành di sản từ năm 1966 -1968 do ông Nguyễn Văn Diêm truyền dạy. Từ năm 1969-1972 tham gia làm xã viên tại HTX thêu thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ; Từ năm 1972-1975 tham gia nghĩa vụ quân sự; Từ năm 1975-1987 tham gia công tác tại đội thêu xã Hưng Đạo, làm xã đội trưởng; từ năm 1987-1992 làm Phó chủ nhiệm HTX thêu chuyên nghiệp Hưng Đạo. Nhiều năm tham gia thực hành làm các sản phẩm thêu và phụ trách các tổ, đội, hợp tác xã thêu tại xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ). Hiện là chủ doanh nghiệp thêu may Minh Tú tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ.   
 - Số lượng học trò đã truyền dạy: trên 400 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ thuật thêu như: thêu lướt vặn, thêu bạt, thêu đâm xô, thêu đột…, kỹ thuật phối màu sắc, họa tiết trong thêu tay cổ truyền để tạo ra các sản phẩm thêu có giá trị mỹ thuật cao.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2003: 
+ Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Giấy khen của Sở Thương mại – Du lịch Hải Dương;
- Năm 2004 và 2006: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương;
- Năm 2007: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì “Đã có thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi từ năm 2003 đến 2007, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc”;
- Năm 2008: Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Năm 2009: UBND tỉnh tặng danh hiệu doanh nhân giỏi;
- Năm 2013: Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng danh hiệu “Nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp”;
- Năm 2015: Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất;
Thành tích tập thể công ty, gia đình:
- Năm 1995: Bằng khen của Hội đồng liên minh HTX Việt Nam;
- Năm 2009: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng Công ty Cổ phần Thêu may Minh Tú;
- Năm 2016: Nhận danh hiệu “Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam: của Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng;
Và nhiều bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận khác.

DANH SÁCH CÁ NHÂN XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN ƯU TÚ


I. VŨ CÔNG BẰNG
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Vũ Công Bằng
- Năm sinh: 1959
- Địa chỉ: Xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát chèo 
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Bắt đầu thực hành di sản từ năm 1980. Từ năm 1980 tham gia các vai diễn, trong nghệ thuật chèo, viết kịch bản và đạo diễn nhiều vở chèo ngắn cho các đội chèo tham gia các hội diễn sân khấu không chuyên trên địa bàn tỉnh. Hiện là chủ nhiệm CLB Tác giả đạo diễn của tỉnh Hải Dương. 
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 05 tác giả, đạo diễn và 80 diễn viên.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Kỹ năng sáng tác kịch bản và thủ pháp đạo diễn sân khấu chèo; Kỹ thuật hát các làn điệu chèo cổ; Chơi các nhạc cụ: đàn tam, sáo, trống.
5. Thành tích khen thưởng:
- Năm 2002: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
- Năm 2005: Giải khuyến khích của Bộ VHTT cho kịch bản chèo vừa;
- Năm 2006: Giải khuyến khích Cục Văn hóa cơ sở cho kịch bản chèo ngắn;
- Năm 2006: Huy chương Vàng vở chèo ngắn tham gia Liên hoan các làng chèo toàn quốc tại Nam Định;
- Năm 2007: Giấy khen của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương.
- Năm 2008: Giấy khen của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương.
- Năm 2013: Bằng khen của UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương.
- Năm 2014: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương về thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển sự nghiệp sân khấu;
- Nhiều tác phẩm chèo ngắn đạt giải thưởng tại các hội diễn sân khấu không chuyên tỉnh Hải Dương các năm.

II. ĐÀO VĂN CĂN
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Đào Văn Căn
- Năm sinh: 09/02/1950
- Địa chỉ: Thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Học nghề từ năm 1990 từ các cụ Bùi Văn Hiện, Đặng Văn Êm. Thực hành di sản từ năm 1992.  
Năm 1992 chính thức đi biểu diễn tại thành phố Hải Dương. tham gia khôi phục lại nghệ thuật rối nước truyền thống xã Hồng Phong. 
Tháng 6 năm 2014 Đi dự tuần văn hóa nghệ thuật múa rối nước tại Cộng  hòa Pháp.
25 năm qua cùng với tập thể phường rối Hồng Phong duy trì, phát triển các hoạt động của phường, tham gia các kỳ liên hoan rối nước toàn quốc, toàn tỉnh, các hoạt động trình diễn tại Bảo tàng Dân tộc học hàng năm…và nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy nghệ thuật rối nước khác  Hội diễn múa rối nước toàn quốc tại Hà Nội năm 1994 và năm 2012, Festyvan Huế năm 2004 và đi lưu diễn nhiều tỉnh như: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh…..
- Số lượng học trò đã truyền dạy: hai đợt truyền dạy được 10 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ năng tạo hình và điều khiển con rối.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2001: được Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hải Dương tặng giấy khen về việc phục hồi và giữ gìn phát  huy nghệ thuật múa rối nước;
- Năm 2006: được UBND huyện Ninh Giang tặng giấy khen;
- Năm 2007: được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tặng giấy chứng nhận đã tham gia: Chương trình bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân gian Việt Nam trong dịp Tết Đinh Hợi năm 2007.
Thành tích tập thể phường Rối nước Hồng Phong:
- Năm 1994: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương;
- Năm 2001: Giấy khen của Trung tâm UNIMA Việt Nam;
- Năm 2003: Giấy khen của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hải Dương;
- Năm 2007: Bằng khen  của UBND tỉnh Hải Dương và Giấy khen của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hải Dương; 
- Năm 2009: Bằng khen  của UBND tỉnh Hải Dương;
- Năm 2011: Bằng khen của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam;
- Năm 2012: Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giấy khen của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam;
 + Nghệ thuật múa rối nước Hải Dương được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Năm 2013: Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương;
-  Năm 2015: Giấy khen của UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

III. VŨ THỊ CHUYÊN
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Vũ Thị Chuyên
- Năm sinh: 20/02/1954
- Địa chỉ: Thôn Châu Bộ, xã Hiệp Hòa, huyện Kinh Môn.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Thực hành tín ngưỡng thờ  Mẫu Tam Phủ người Việt
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Bắt đầu thực hành di sản từ năm 1983.   
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 25 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Nắm bắt các kiến thức, kỹ năng trong nghi lễ hầu đồng, thực hiện được 25 giá đồng.
5. Thành tích khen thưởng:
- Năm 2012: Quỹ Trái tim vàng Việt Nam - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vinh danh vì “Đã có tấm lòng nhân ái trong phong trào nhân đạo, từ thiện – Vì sự phát triển cộng đồng”;
- Năm 2014: Giấy khen của Chi hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Hải Dương về Bảo tồn Di sản văn hóa dân gian Việt Nam.
- Năm 2016: Giấy khen của Hội khoa học tâm lý giáo dục, Trung tâm giáo dục truyền thống và lịch sử;
- Một số hình thức khen thưởng khác.

IV. PHẠM VĂN CỎN
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Phạm Văn Cỏn
- Năm sinh: 02/6/1962
- Địa chỉ: Thôn Bùi Thượng, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Học nghề từ năm 1985 từ các cụ Đinh Văn Mảnh và cụ Đinh Văn Ô, cụ Đinh Văn Chắt. 
Từ năm 1995 làm Phó phường rối nước Bùi Thượng, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc. Từ đó đến  nay cùng với tập thể phường rối Bùi Thượng duy trì, phát triển các hoạt động của phường, tham gia các kỳ liên hoan rối nước toàn quốc, toàn tỉnh, Hội diễn múa rối nước toàn quốc tại Hà Nội năm 1994 và năm 2012, Festival Huế năm 2004 và đi lưu diễn nhiều tỉnh như: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh…..
 - Số lượng học trò đã truyền dạy: hai đợt truyền dạy được 3 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ năng tạo hình và điều khiển con rối.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích tập thể
- Năm 2011: Giấy chứng nhận của Cục Nghệ thuật Biểu diễn;
- Năm 2012: Nghệ thuật múa rối nước Hải Dương được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
+ Giấy khen của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

V. PHẠM NGỌC CUÔNG
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Phạm Ngọc Cuông
- Năm sinh: 25/12/1958
- Địa chỉ: Phường Trần Phú, thành phố Hải Dương
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Ca trù.
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Năm 1998 bắt đầu thực hành di sản văn hóa. Là thành viên CLB Ca trù Trung tâm Văn hóa tỉnh Hải Dương. Đã cùng CLB tham gia và đạt nhiều giải cao tại các kỳ Liên hoan Ca trù toàn quốc và tỉnh. Đã tham gia tích cực vào hoạt động truyền dạy kỹ năng Đàn đáy cho nhiều học viên trên địa bàn tỉnh.
Năm 2002 đã theo học lớp ca trù trẻ toàn quốc mở truyền dạy tại Nhạc viện Hà Nội.
Năm 2003 và 2009 tham gia dạy lớp đàn đáy cho CLB ca trù huyện Cẩm Giàng.
Năm 2004 dạy 01 lớp đàn đáy cho CLB Ca trù huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.
Năm 2006, 2008, 2010, 2011, 2014, 2015 quy tụ các hạt nhân ca trù trong toàn tỉnh, dạy tổng cộng 8 lớp đàn đáy tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hải Dương với số lượng hơn 100 học viên.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: hơn 200 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Kỹ năng chơi Đàn đáy trong nghệ thuật Ca trù.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2000: Bằng khen của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
- Năm 2002: Giấy chứng nhận của Cục Nghệ thuật biểu diễn: “Đào tạo diễn viên trẻ Ca trù”
- Năm 2009:  Huy chương Bạc cho nhạc công sử dụng đàn đáy tại Liên hoan ca trù toàn quốc;
- Năm 2010: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
- Năm  2009, 2011 và 2016: Giấy khen của Sở VHTTDL Hải Dương
- Năm 2009,  2012, 2014: Giấy khen của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương.
Thành tích tập thể:
- Năm 2005: Tham gia tiết mục đạt Huy chương Vàng tại Liên hoan ca trù toàn quốc;
- Năm 2007: Tham gia tiết mục đạt Huy chương Vàng tại Liên hoan ca trù toàn quốc;
- Năm 2008: Huy chương Bạc tại Hội diễn Dân ca Đồng bằng sông Hồng lần 1;
- Năm 2011:
+ Tham gia tiết mục đạt Huy chương Vàng tại Liên hoan ca trù toàn quốc;
+ Tham gia tiết mục đạt Huy chương Vàng Liên hoan văn nghệ các trường nghệ thuật chuyên nghiệp;
- Năm 2014: Tham gia trình diễn tiết mục đạt Huy chương Bạc tại Liên hoan ca trù toàn quốc.
- Năm 2016: Tham gia tiết mục đạt Huy chương Vàng tại Liên hoan đàn và hát dân ca toàn quốc tại tỉnh Kiên Giang.
- Nhiều giải thưởng tại các kỳ Liên hoan, giao lưu Ca trù tỉnh Hải Dương.

VI. VŨ VĂN DOÃN
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Vũ Văn Doãn
- Năm sinh: 1938
- Địa chỉ: Thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Học nghề từ năm 1989  do các cụ Phạm Văn Phát, cụ Phạm Văn Đừng, cụ Đặng Văn Tân và cụ Phạm Văn Bộ truyền dạy. Thực hành di sản từ năm 1990.  
Năm 1989 tham gia khôi phục lại nghệ thuật rối nước truyền thống xã Hồng Phong. Cùng với tập thể phường rối duy trì, phát triển các hoạt động của phường.
Năm 1990 học nghề tại Nhà hát múa rối Trung ương và năm 2008 tham gia lớp bồi dưỡng học nghề tạo hình con rối do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức.
Năm 1994 Tham gia Liên hoan nghệ thuật múa rối nước toàn quốc tại Hà Nội. 
Tham gia các kỳ liên hoan rối nước toàn quốc và tỉnh, các hoạt động trình diễn, lưu diễn tại nhiều tỉnh thành như: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Lai Châu và Bảo tàng Dân tộc học, cùng với nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy nghệ thuật rối nước khác.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 16 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ năng tạo hình và điều khiển con rối.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2008: Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương.
- Năm 2009: Giấy khen của UBND xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang;
- Năm 2010: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
    Thành tích tập thể:
    - Năm 1994: Bằng khen UBND tỉnh tặng Phường do đạt thành tích 1 Huy chương Vàng trong liên hoan nghệ thuật rối nước toàn quốc năm 1994.
- Năm 2001: Tham gia Liên hoan rối nước toàn quốc lần thứ nhất được Trung tâm UNIMA Việt Nam tặng giấy khen. 
- Năm 2004: Tham gia Liên hoan Festival Huế đạt 2 giải B.
- Năm 2007: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương và Giấy khen của Sở Văn hóa Thông tin Hải Dương.
- Năm 2009: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
- Năm 2011: Bằng khen của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
- Năm 2012: 
+ Nghệ thuật múa rối nước Hải Dương được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
+ Giấy khen của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

VII. BÙI BÁ HỆ
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Bùi Bá Hệ
- Năm sinh: 19/02/1963
- Địa chỉ: Thôn Hào Khê, xã Hưng Long, huyện Ninh Giang.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tri thức dân gian về nghệ thuật trang trí, tạo hình hoa văn, con giống trong công trình kiến trúc truyền thống.
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Số lượng học trò đã truyền dạy: nhiều học trò, trong đó có 3 học trò tiêu biểu. 
Quá trình tham gia học hỏi: từ năm 15 tuổi theo cụ Bùi Bá Liễu chỉ dạy làm quen với nề ngõa. 18 tuổi được cụ Bùi Văn Giản chỉ dậy bắt đầu vào thi công các công trình văn hóa . Sau 8 năm được cụ giao cho làm thợ cả công trình Tam quan chùa Đại, thị trấn Thanh Hà năm 1989. Hiện này các cụ đã mất. Những năm tiếp theo bằng sự học hỏi của bản thân và sự truyền dậy của các bậc tiền nhân và sau này tôi đã làm được các công trình sau:
- Tu bổ tôn tạo Đền Trần Nguyên Đán thuộc khu di tích đặc biệt Quốc gia Côn Sơn Kiếp Bạc. Công trình hoàn thành năm 2005.
- Tu bổ, tôn tạo Đền Quát - di tích cấp Quốc gia, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, công trình hoàn thành năm 2005
- Tu bổ, tôn tạo Đình Đào Lâm xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Công trình hoàn thành năm 2006.
- Tu bổ, tôn tạo Đền Bắc Đẩu thuộc di tích đặc biệt Quốc gia Côn Sơn Kiếp Bạc. Công trình được hoàn thành năm 2010.
- Tu bổ, tôn tạo Văn miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Tu bổ, tôn tạo Đình Đầm Hà, thị trấn Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, hoàn thành 2012.
- Tu bổ tôn tạo đình Bồ Dương – di tích cấp Quốc gia, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, công trình hoàn thành năm 2012.
- Tu bổ, tôn tạo Đình Huề Trì – di tích cấp Quốc gia, xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, công trình hoàn thành năm 2013
- Tu bổ, tôn tạo Đền Kiếp Bạc thuộc khu di tích đặc biệt Quốc gia Côn Sơn Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương, công trình hoàn thành năm 2014
- Chống xuống cấp các công trình Đình, Đền, Chùa khác.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Nắm rõ được đặc điểm các linh vật của các thời kỳ lịch sử; Đắp các linh vật, đầu đao, con giống và các hoa văn họa tiết của công trình kiến trúc truyền thống.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
Từ năm 2010 đến năm 2016 liên tục được tặng giấy khen của công ty TNHH tu bổ di tích Thanh Bình.
- Cá nhân được nhiều giấy khen của Công ty với danh hiệu “Công nhân giỏi”.    
Thành tích tập thể:
- Năm 2010: Giấy khen chung của công ty do sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương tặng. 
- Năm 2012: Bằng khen chung của công ty do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch tặng Bằng khen chung của công ty do UBND tỉnh Quảng Ninh tặng năm 2013
- Năm 2010: Giám đốc Sở VHTTDL Hải Dương tặng Giấy khen cho Công ty Thanh Bình “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của ngành VHTTDL giai đoạn 2005-2009”.
- Năm 2012: Bộ trưởng Bộ VHTTDL tặng Bằng khen cho Công ty TNHH tu bổ di tích Thanh Bình “Đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
- Năm 2013: Chủ tịch UBND tỉnh  Quảng Ninh tặng Bằng khen cho Công ty Thanh Bình “Đã có thành tích trong công tác xây dựng công trình đình Đầm Hà…”.
- Cá nhân được nhiều giấy khen của Công ty với danh hiệu “Công nhân giỏi”.    

VIII. NGUYỄN HỮU HIỀN:  
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Nguyễn Hữu Hiền
- Năm sinh: 1954
- Địa chỉ: Thôn Phương Quất, xã Lạc Long, huyện Kinh Môn
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tri thức dân gian về nghệ thuật trang trí, tạo hình điêu khắc trong công trình kiến trúc truyền thống và hiện đại
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Bắt đầu bắt đầu thực hành di sản từ năm 1980. Đã tham gia các công trình tu bổ, tôn tạo nhiều di tích lớn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Hiện là Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiến trúc Tạo hình và TMDL Hà Hiền.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 10 học trò.
Một số công trình tiêu biểu:
+ Tam quan đền Cao An Phụ, huyện Kinh Môn (năm 2001);
+ Tắc môn đình Huề Trì, huyện Kinh Môn;
+ Nghi môn của Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh;
+ Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Kim Thành, Hải Dương;
+ Tượng đài Phan Bội Châu, Trường Cấp 2 Phan Bội Châu, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương;
+ Tượng đài Lê Quý Đôn, Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Hải Dương;
+ Tượng đài Lý Tự Trọng, Trường PTTH Phúc Thành và Trường PTTH Quang Thành, huyện Kinh Môn;
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ thuật tạo hình điêu khắc các công trình kiến trúc truyền thống và hiện đại; Điêu khắc phù điêu, tượng tròn hoa văn đầu đao, con giống, con kìm, con phượng, con lân sư rồng, lồng đèn, tượng danh nhân văn hóa, các công trình kiến trúc nội ngoại thất, tượng đài phun nước truyền thống và hiện đại từ đơn giản đến phức tạp, lắp dựng cấu kiện hoàn thiện công trình.
5. Thành tích khen thưởng:

IX. ĐINH VĂN KHÁNH
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Đinh Văn Khánh
- Năm sinh: 1940
- Địa chỉ: Thôn Bùi Thượng, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước.
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Học nghề từ nhỏ, do bố đẻ là Đinh Văn Bàn truyền dạy. Thực hành di sản từ năm 17 tuổi.  
Năm 1989 tham gia khôi phục lại nghệ thuật rối nước truyền thống xã Hồng Phong. Cùng với tập thể phường rối duy trì, phát triển các hoạt động của phường.
Năm 1990 học nghề tại Nhà hát múa rối Trung ương và năm 2008 tham gia lớp bồi dưỡng học nghề tạo hình con rối do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức.
Năm 1994 Tham gia Liên hoan nghệ thuật múa rối nước toàn quốc tại Hà Nội. 
Tham gia các kỳ liên hoan rối nước toàn quốc và tỉnh, cùng với nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy nghệ thuật rối nước khác.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 03 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ năng tạo hình và điều khiển con rối.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2001: Giấy khen của UBND tỉnh Hải Dương;
- Năm 2013: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
-  Nhiều hình thức khen thưởng khác.

X. VŨ VĂN LƯA
- Họ và tên: Vũ Văn Lưa
- Năm sinh: 18/5/1963
- Địa chỉ: Thôn Ứng Mộ, xã An Đức, huyện Ninh Giang.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Tri thức dân gian về nghệ thuật trang trí, tạo hình cấu kiện gỗ trong công trình kiến trúc truyền thống.
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Từ năm 12 tuổi đã làm quen với nghề mộc của gia đình, đến năm 18 tuổi bắt đầu tham gia thi công công trình đình, chùa. Đã tham gia các công trình tu bổ, tôn tạo nhiều di tích lớn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Hiện là Đội trưởng tổ Mộc của Công ty TNHH tu bổ di tích Thanh Bình.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 02 học trò.
Một số công trình tiêu biểu:
- Tu bổ tôn tạo Đền thờ Trần Nguyên Đán thuộc khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2005 và được đánh giá cao về kỹ, mỹ thuật.
- Tu bổ, tôn tạo Đền Quát - xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Công trình hoàn thành năm 2005.
- Tu bổ, tôn tạo Đình Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - di tích cấp Quốc Gia, công trình được hoàn thành năm 2006.
- Tu bổ, tôn tạo Đền Bắc Đẩu thuộc di tích Quốc Gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, công trình hoàn thành năm 2010.
- Tu bổ, tôn tạo Đình Bình Liêu, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2011.
- Tu bổ, tôn tạo Văn miếu Mào Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Tu bổ, tôn tạo Đình Đầm Hà - thị trấn Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012.
- Tu bổ tôn tạo đình Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012.
- Tu bổ, tôn tạo Đình Huề Trì - xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Công trình hoàn thành năm 2013.
- Tu bổ, tôn tạo Đền Kiếp Bạc thuộc khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương hoàn thành năm 2014.
- Và chống xuống cấp rất nhiều các công trình Đình, Đền, Chùa khác.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ thuật lấy mực thước cấu kiện gỗ trong xây dựng công trình kiến trúc cổ truyền; Chạm khắc hoa văn các cấu kiện gỗ từ đơn giản đến phức tạp, lắp dựng cấu kiện hoàn thiện công trình.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
Từ năm 2010 đến năm 2016 liên tục được tặng giấy khen của công ty TNHH tu bổ di tích Thanh Bình.
Thành tích tập thể:
- Năm 2010: Giấy khen chung của công ty do sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương tặng.
- Năm 2012: Bằng khen chung của công ty do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch tặng Bằng khen chung của công ty do UBND tỉnh Quảng Ninh tặng năm 2013.
  Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

XI. PHẠM HÙNG NINH:
- Họ và tên: Phạm Hùng Ninh
- Năm sinh: 04/4/1945
- Địa chỉ: Thôn An Liệt, xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Học nghề từ tháng 4 năm 1999  do bố đẻ là cụ Phạm Khắc Khang và chú ruột Phạm Khắc Phi truyền dạy. Phụ trách tổ tạo hình, chế tác con rối và hướng dẫn mọi người trong phường cùng chế tác các con rối..
Năm 2011 tham gia liên hoan múa rối nước dân gian toàn quốc và Tham gia các kỳ liên hoan rối nước toàn quốc và tỉnh, cùng với nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy nghệ thuật rối nước khác.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 05 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ năng tạo hình và điều khiển con rối.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 1973: Chủ tịch nước tặng Huân chương chiến sĩ vẻ vang;
Thành tích tập thể Phường:
- Năm 2003: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
- Năm 2004: Bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Nghệ thuật biểu diễn.
- Năm 2005: Bằng khen của Bộ VHTT và UBND tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh Hải Dương.
- Năm 2007: Bằn khen của UBND tỉnh Hải Dương.
- Năm 2010: Giấy khen của UBND tỉnh Hải Dương.
- Năm 2013: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

XII. ĐINH VĂN PHAI:
- Họ và tên: Đinh Văn Phai
- Năm sinh: 1964
- Địa chỉ: Thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Học nghề từ năm 16 tuổi do bố đẻ là Đinh Văn Âu nghệ nhân múa rối nước truyền dạy. Thực hành di sản từ năm 1987 sau khi xuất ngủ lại tiếp tục theo học và thực hành. Năm 1996 là Phó phường rối nước Bùi Thượng đến năm 2006 là Trưởng phường.
Tham gia các kỳ liên hoan rối nước toàn quốc và tỉnh, cùng với nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy nghệ thuật rối nước khác.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 3 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ năng tạo hình và điều khiển con rối.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2013: Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương;
Thành tích của Phường:
- Năm 2004: Giấy khen của Cục Nghệ thuật biểu diễn.
- Năm 2011: Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương;
- Năm 2012: Nghệ thuật múa rối nước Hải Dương được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
+ Giấy khen của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
- Năm 2013: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; 
- Năm 2013 và 2015: Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương.

XIII. NGUYỄN THỊ THỦY:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy
- Năm sinh: 1977
- Địa chỉ: Thôn An Liệt, xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
Năm 1999 môn Nghệ thuật múa rối nước xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà được khôi phục. Đến tháng 9 năm 2000 tham gia dẫn chương trình cho Phường rối, tích cực tham gia học hỏi, rèn luyện giọng nói và lời ca tiếng hát để đóng góp cho các tiết mục của phường rối. Cùng phường rối tham gia nhiều chương trình giao lưu hội diễn, liên hoan trong và ngoài tỉnh tiêu biểu như: năm 2004 tham gia Liên hoan múa rối nước tại Huế. Tham gia các kỳ liên hoan rối nước toàn quốc và toàn tỉnh, tham gia lưu diễn tại nhiều tỉnh thành, cùng với nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy nghệ thuật rối nước khác.
Hiện nay là Phó phường phụ trách nghệ thuật.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 5 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Ngoài kĩ năng dẫn chương trình, bản thân còn học chế tác và tạo hình con rối và cách pha chế và sơn con rối.
5. Thành tích khen thưởng:
- Thành tích cá nhân: 
+ Năm 1994: Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hải Hưng tặng giải Bạc tại Liên hoan văn nghệ công nông binh tỉnh Hải Hưng.
+ Năm 2003: UBND huyện Thanh Hà chứng nhận đạt giải A trong Hội diễn sân khấu, hát dân ca huyện Thanh Hà;
+ Năm 2007: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hải Dương tặng giấy khen đạt giải 3; Đạt giải B tại Hội diễn sân khấu không chuyên tỉnh Hải Dương;
+ Năm 2013: Đạt giải Người dẫn trò hay nhất tại Liên hoan múa rối nước tỉnh Hải Dương lần thứ 4.
- Thành tích tập thế:
+ Năm 2001: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
+ Năm 2002: Bằng khen của Bộ VHTTDL.
+ Năm 2003: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
+ Năm 2004: Bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
+ Năm 2005: Bằng khen của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Hải Dương và UBND tỉnh Phú Thọ.
+ Năm 2007: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
+ Năm 2012: Nghệ thuật múa rối nước Hải Dương được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
+ Năm 2013: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

XIV. LƯU THANH THƯƠNG (TÊN GỌI KHÁC LƯU ĐỨC ANH TUẤN):
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Lưu Thanh Thương.
- Tên gọi khác: Lưu Đức Anh Tuấn.
- Năm sinh: 08/9/1978.
- Địa chỉ: Thôn Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ người Việt.
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Bắt đầu thực hành di sản từ năm 1997, hàng ngày được chứng kiến các thanh đồng và ca văn thực hành nghi lễ diễn xướng hầu đồng và hát văn cộng với niềm đam mê của bản thân đã tự tìm hiểu và học hỏi, bên cạnh đó được thầy Đinh Văn Kền ở Đông Đô - Hưng Hà -Thái Bình truyền dạy hát chầu văn từ năm 1997 và Thầy Lê Tuấn Việt ở Trương Mỹ - thành phố Hải Dương truyền dạy diễn xướng hầu đồng từ năm 2000. 
Năm 2000 là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hát văn đền Tranh, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang;
Năm 2013 là Chủ nhiệm CLB hát văn, hát chầu văn xứ Đông tỉnh Hải Dương. 
Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào, hội thi, hội diễn hát văn hầu đồng và truyền dạy cho các học trò kỹ năng nghề nghiệp, góp phần bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 10 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Nắm bắt các kiến thức, kỹ năng trong nghi lễ hát văn, hát chầu văn và diễn xướng hầu đồng. Thực hiện được 36 giá đồng và hát được trên 100 bài hát chầu văn.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2010: Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương;
- Năm 2012: Giấy khen của UBND xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, Hải Dương;
- Năm 2013: Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương;
- Năm 2016: Kỷ niệm chương vì sự nghiệp VHTT&DL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Thành tích tập thể:
- Năm 2010:
+ UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen cho đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Hải Dương có thành tích xuất sắc tham gia Liên hoan hát văn và hát Chầu văn các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng lần thứ nhất năm 2010;
+ Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTTDL tặng Giấy khen cho đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Hải Dương có thành tích xuất sắc tham gia Liên hoan hát văn và hát Chầu văn các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng lần thứ nhất năm 2010.
- Năm 2013: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tặng Giấy khen cho Dàn nhạc của CLB hát văn đền Tranh.
- Năm 2014: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tặng Giấy khen cho Dàn nhạc của CLB hát văn Xứ Đông;
- Năm 2017: Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTTDL chứng nhận Đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Hải Dương trình diễn xuất sắc nhất Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Festival Hành trình Di sản Quảng Nam năm 2017.
Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

XV. NGUYỄN THỊ THƯỜNG: 
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thường
- Năm sinh: 20/11/1964
- Địa chỉ: Thôn Đích Sơn, xã Hiệp Hòa, huyện Kinh Môn.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ người Việt.
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Từ nhỏ thường đi theo các con nhang, đệ tự đi lễ đền, phủ rất đam mê và nhập tâm vào các màn diễn xướng hát văn, hần đồng. Từ năm 1990 được đồng thầy Nguyễn Đức Thắng ở thôn Tống Long, xã Thăng Long, Kinh Môn truyền dạy. Bên cạnh đó còn học hỏi qua các đồng đạo.
Năm 1994 tham gia mở phủ và tham gia diễn xướng hầu thánh ở nhiều đền, phủ lớn tại các tỉnh: Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Lạng Sơn….. Năm 2013 tham gia Hội thảo khoa học về thờ Mẫu và Liên hoan diễn xướng chầu văn tại huyện Kinh Môn do Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Tín ngưỡng Việt Nam tổ chức. Bên cạnh đó tham gia các chương trình, liên hoan và diễn xướng nghi lễ chầu văn do các cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp tổ chức… 
Tham gia Chương trình nghệ thuật và diễn xướng nghi lễ chầu văn Đồng bằng Bắc Bộ lần thứ II, III, IV do Cục Nghệ thuật Biểu diễn Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Phát triển Việt Nam Tổ chức. 
Tham gia nhiều cuộc liên hoan diễn xướng khác
- Bắt đầu thực hành di sản từ năm 1983.   
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 25 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Nắm bắt các kiến thức, kỹ năng trong nghi lễ hầu đồng, thực hiện được 36 giá đồng.
5. Thành tích khen thưởng:
- Năm 2015: Giấy chứng nhận đã có công thực hành và truyền dạy văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu trong Chương trình nghệ thuật và diễn xướng Nghi lễ Chầu văn Đồng bằng Bắc Bộ lần thứ II do Cục Nghệ thuật Biểu diễn – Hội nghệ sĩ sân khâu và Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật sân khấu Việt Nam tổ chức.
+ Giấy khen của trung tâm giáo dục truyền thống lịch sử, Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam.
- Năm 2016: Giấy chứng nhận đã có công thực hành và truyền dạy văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu trong Chương trình nghệ thuật và diễn xướng Nghi lễ Chầu văn Đồng bằng Bắc Bộ lần thứ III do Cục Nghệ thuật Biểu diễn – Hội nghệ sĩ sân khấu và Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật sân khấu Việt Nam tổ chức.
- Năm 2017: Giấy chứng nhận đã có công thực hành và truyền dạy văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu trong Chương trình nghệ thuật và diễn xứng Nghi lễ Chầu văn Đồng bằng Bắc Bộ lần thứ IV do Cục Nghệ thuật Biểu diễn – Hội nghệ sĩ sân khấu và Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật sân khấu Việt Nam tổ chức
- Một số hình thức khen thưởng khác.

XVI. PHẠM VĂN TÒNG: 
- Họ và tên: Phạm Văn Tòng
- Năm sinh: 08/5/1958
- Địa chỉ: Thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
Năm 1989 tham gia khôi phục lại nghệ thuật rối nước truyền thống xã Hồng Phong. Cùng với tập thể phường rối duy trì, phát triển các hoạt động của phường.
Năm 1990 học nghề tại Nhà hát múa rối Trung ương và năm 2008 tham gia lớp bồi dưỡng học nghề tạo hình con rối do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức.
Năm 1994 Tham gia Liên hoan nghệ thuật múa rối nước toàn quốc tại Hà Nội. 
Tham gia các kỳ liên hoan rối nước toàn quốc và tỉnh, các hoạt động trình diễn tại các lễ hội. Cùng phường tham gia lưu diễn tại nhiều tỉnh thành như: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Lai Châu và Bảo tàng Dân tộc học, cùng với nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy nghệ thuật rối nước khác.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 8 học trò.
- Hiện nay là Trưởng phường múa rối nước Hồng Phong, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Thành thạo các kỹ năng sắp xếp chương trình dàn dựng các trò, kỹ thuật lắp máy làm ngõng, tạo hình và điều khiển con rối.
5. Thành tích khen thưởng:
Thành tích cá nhân:
- Năm 2010: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp VHTTDL.
Thành tích tập thể phường Rối nước Hồng Phong.
- Năm 1994: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
- Năm 2001: Giấy khen của Trung tâm UNIMA Việt Nam.
- Năm 2003: Giấy khen của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hải Dương.
- Năm 2007: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương và Giấy khen của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hải Dương. 
- Năm 2009: Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương.
- Năm 2011: Bằng khen của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
- Năm 2012: Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giấy khen của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
+ Nghệ thuật múa rối nước Hải Dương được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Năm 2013: Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương.
-  Năm 2015: Giấy khen của UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Và nhiều hình thức khen thưởng khác.

XVII. DƯƠNG NGỌC VŨ 
1. Thông tin về cá nhân:
- Họ và tên: Dương Ngọc Vũ
- Tên gọi khác: Tự Phúc Lưu.
- Năm sinh: 20/8/1972
- Địa chỉ: xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
2. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ người Việt
3. Quá trình học nghề và tham gia thực hành DSVH PVT: 
- Bắt đầu thực hành di sản từ năm 1985 theo Đồng thầy Nguyễn Thị Sổ, xã Thái Học, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương học chữ Hán và học nghi lễ, đến năm 1987 thụ pháp làm thầy (trình đồng mở phủ) thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ người Việt.
Từ năm 1987 đến nay là thủ đền Bắc Lệ Vọng Từ, xã An Lạc, thị xã Chí Linh. Biết chữ Hán, hát được các bài văn cổ và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào, hội thi, hội diễn hát văn, hầu đồng và truyền dạy cho các học trò kỹ năng nghề nghiệp, góp phần bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 1000 học trò.
4. Tri thức và kỹ năng đang nắm giữ: 
Nắm bắt các kiến thức, kỹ năng trong nghi lễ hát văn, hát chầu văn và diễn xướng  hầu đồng.
5. Thành tích khen thưởng:
- Năm 2012: 
+ Giấy chứng nhận đã tham gia Liên hoan tọa đàm Công tác quản lý Hát văn và Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam Do UBND thị xã Chí Linh, Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương và Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam tổ chức tại di tích lịch sử đền Sinh, đền Hóa, thị xã Chí Linh;
+ Giấy vinh danh đã tham gia và đóng góp cho Hội thảo quốc khoa học quốc tế “Văn hóa thờ nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và Châu Á bản sắc và giá trị” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định - Chi hội Hội FOLKLORE Châu Á Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam tổ chức tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Một số hình thức khen thưởng khác.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Hải Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây