Đề án thành lập phường An Lạc

Thứ bảy - 13/10/2018 21:18 - 2020 lượt xem
Đề án thành lập phường An Lạc
Từ 7h ngày 26.10 đến 17h ngày 28.10.2018 thị xã tổ chức triển khai kế hoạch lấy ý kiến cử tri thực hiện Đề án sáp nhập hai đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 6 phường và thành lập thành phố Chí Linh trực thuộc tỉnh Hải Dương.
Chí Linh quê tôi xin trích đăng nội dung đề án thành lập phường An Lạc trong Đề án sáp nhập hai đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 6 phường và thành lập thành phố Chí Linh trực thuộc tỉnh Hải Dương, để mọi người tiện theo dõi.
1. Lịch sử hình thành
Vào năm 1526 (thế kỉ thứ XVI), Dược Đậu Trang đã hình thành nên 3 khu vực dân cư sinh sống làm ăn đều chung một tập tục; sau đó được đổi thành Lạc Đạo với 3 thôn: thôn Đại (tiền thân là Dược Đậu Trang), thôn Trung và thôn Nội. Đến thời Hậu Lê, Dược Đậu Trang phát triển thành một xã, có tên là Lạc Đạo, thuộc tổng Kim Đôi. Xã có 3 thôn: Đại, Trung và An Bài. Sau năm 1945, thực hiện liên xã, Lạc Đạo trở thành một thôn của xã An Lạc, huyện Chí Linh.
Xã An Lạc chính thức được thành lập ngày 03/03/1946 do sáp nhập 2 làng An Bài và Lạc Đạo; An Lạc là một xã miền núi của huyện Chí Linh (nay là thị xã Chí Linh). Nằm ở phía Đông Nam của huyện, An Lạc cách trung tâm Sao Đỏ 5 km theo trục Quốc lộ 37 (đường 183 cũ) và nằm sát phố huyện Thiên về phía Đông.Trước Cách mạng
Tháng 8 năm 1945, xã An Lạc gồm 2 làng: Làng An Bài và làng Lạc Đạo. Làng Lạc Đạo thuộc tổng Đông Đôi; làng An Bài thuộc tổng Vĩnh Đại đều thuộc huyện Chí Linh, phủ Nam Sách. Đến nay, toàn xã có 07 thôn: Thôn Đại, Bờ Đa, Bờ Dọc, An Bài, Bờ Chùa, Trại Nẻ, Đồng Vày.
2. Vị trí địa lý
Xã An Lạc là một xã miền núi nằm cách trung tâm thị xã Chí Linh 7 km về phía Đông.
+ Phía Bắc giáp xã Văn Đức
+ Phía Đông giáp sông Kinh Thầy
+ Phía Nam giáp xã Tân Dân
+ Phía Tây giáp phường Thái Học
3. Chức năng, vai trò
Là một xã có diện tích tương đối rộng 10,69 km2; đất đai, điều kiện khí hậu thủy văn được thiên nhiên ưu đãi thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Dân số toàn xã 7.113 người, số lượng người trong tuổi lao động là 4.010 người chiếm 56,4%, trong đó: số lao động được đào tạo là 2.990 người chiếm 74,56% đây là lợi thế quan trọng cho sự phát triển của địa phương. Trong những năm gần đây xã chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tang tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại – dịch vụ. Cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, đặc biệt là giao thông đã và đang được thực hiện đưa vào sử dụng như: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường Lê Đại Hành, đường đi Đền Cao… mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất thuận lợi cho phát triển sản xuất và các ngành dịch vụ.
Với địa hình cao, tiềm năng khoáng sản sẵn có, trên địa bàn xã có 2 dự án khai thác đã được đưa vào sử dụng như: Dự án khai thác đất đồi với tổng diện tích khai thác là 27,89 ha thuộc khu vực thôn Đồng Vày với tổng vốn đầu tư lên đến 120 tỷ đồng; dự án khai thác than bằng phương pháp hầm lò tại khu vực Giếng I thuộc mỏ than Cổ Kênh với tổng vốn đầu tư 410 tỷ.
Ngoài ra, trên địa bàn xã có di tích lịch sử Đền Cao nơi thờ 5 vị tướng họ Vương đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia thu hút trên 2 vạn lượt người/năm. Thôn Đồng Vày nằm sát sông Kinh Thầy thuận lợi cho phát triển vận tải đường thủy, hiện nay có 31 chiếc tàu tải trọng từ 100-700 tấn hoạt động liên tục. Góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của xã An Lạc nói chung và của thị xã nói riêng.
Với vai trò, chức năng đơn vị hành chính xã hiện nay, An Lạc đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của thị xã, nhất là về thương mại, dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, phát triển đô thị ... Vai trò, chức năng đó trong tương lai sẽ càng phát huy hơn với các tiềm năng, lợi thế của xã An Lạc.
4. Diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất
Xã An Lạc là một xã miền núi với tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 1069,78 ha (10,69 km2); trong đó cơ cấu các loại đất như sau:
- Đất nông nghiệp là 740,61 ha (7,4 km2) chiếm 69,1%.
- Đất phi nông nghiệp là 309, 19 ha (3,09 km2) chiếm 28,9%.
- Đất chưa sử dụng là 19,98 ha (0,2 km2) chiếm 12%.
5. Dân số và cơ cấu thành phần dân cư
Xã An Lạc có 07 xã, 1.896 hộ dân với tổng số dân trong toàn xã là 7.113 người.
Mật độ dân số 664 người/km2; Tỷ lệ tăng dân số theo số liệu năm 2017 là 1,79%.
Cơ cấu lao động: Xã An Lạc có 4.010 người trong độ tuổi lao động; trong đó: số lao động được đào tạo là 2.990 người chiếm 74,56%;số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 3.253 người; trong đó:lao động phi nông nghiệp 2.626 người chiếm 80,73%, lao động nông nghiệp là 627 người chiếm 19,27%.
6.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
a) Phát triển kinh tế
- Cơ cấu kinh tế: Kinh tế trên địa bàn xã trong những năm gần đây tiếp tục tang trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; cơ cấu kinh tế. Tổng thu nhập năm 2017 của xã đạt 195,825 tỷ đồng, tăng 9,3 % so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37,3 đồng/người/năm tăng10,8% so với năm 2016.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 12,2% so với năm 2016; tốc độ phát triển kinh tế bình quân 3 năm gần nhất đạt 10,1%. Cơ cấu kinh tế xã An Lạc:
+ Công nghiệp-xây dựng chiếm 86,6%;
+ Thương mại dịch vụ chiếm 5,1%;
+ Nông lâm-ngư nghiệp chiếm 8,3%.
Về thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước đạt 17, 687 tỷ đồng chiếm 5,1%. Trong những năm qua xã luôn tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển nhằm làm tăng cơ sở sản xuất kinh doanh, đa dạng các mặt hàng, các loại hình dịch vụ để phục vụ nhân dân. Tăng cường kiểm tra công tác đăng ký kinh doanh theo quy định của Nhà nước và quản lý sau đăng ký kinh doanh.
Về công nghiệp xây dựng – tiểu thủ công nghiệp chiếm 86,6% tỷ trọng các ngành nghề của xã. Trong xã có Xí nghiệp gạch An Lạc - Chí Linh, Công ty TNHH xây dựng may xuất khẩu,…sử dụng nguồn nguyên liệu, lao động sẵn có của địa phương giải quyết được hàng trăm lao động và tạo thu nhập ổn định cho người dân trong xã.
Về nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng lúa và hoa màu trong xã là 322,91 ha; thu hoạch ước đạt 3.703 tấn; tổng giá trị sản xuất đạt 8,449 tỷ đồng. Để góp phần tang giá trị sản xuất, xã thường xuyên thăm đồng, thông báo kịp thời tình hình sâu bệnh, cung ứng đầy đủ thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật, để nhân dân phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao, điều hành, bảo đảm đủ nước để nhân dân sản xuất, hợp tác xã đã tổ chức nạo vét kênh tưới;… Phối hợp với trạm khuyến nông, bảo vệ thực vật, hội nông dân, hội phụ nữ mở 9 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học-kỹ thuật, thâm canh lúa lai, trồng cây vụ đông, phòng trừ sâu bệnh với 425 lượt người tham gia.
Về chăn nuôi, thủy sản: Tổng sản lượng đàn gia súc, gia cầm trong năm 2017 đạt 3,855 tỷ đồng; Diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn xã: 37 ha, sản lượng ước đạt 223 tấn giá trị ước đạt 2,847 tỷ đồng. thường xuyên tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được chỉ đạo chặt chẽ, tiêm phòng đúng kế hoạch. Trong năm không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã.
- Tổng thu Ngân sách của xã trong năm 2017 đạt 5,825 tỷ đồng, chi Ngân sách xã năm 2017 là 5,618 tỷ đồng; cân đối thu chi Ngân sách có kết dư. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã có chiều hướng giảm tích cực; năm 2015 là 5,84%, năm 2016 là 1,84%, năm 2017 là 1,79%. Thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng cao đảm bảo đời sống nhân dân.
b) Văn hóa - xã hội
- Giáo dục-đào tạo
Trên địa bàn xã có 3 trường học; 3 cấp học gồm: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, đáp ứng nhu cầu học tập của con em tại địa phương. Tỷ lệ các trường đạt chuẩn Quốc gia là 3/3 trường đạt 100% tiêu chuẩn. Năm học 2017-2018 các trường đều hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp, công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Các trường không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các trường ngày một nâng cao.
Trường mầm non An Lạc: Tổng số các trẻ trong toàn trường là 378 trẻ, trường có 12 phòng học với diện tích sử dụng 7.568 m2. Trường luôn thực hiện nghiêm túc kế hoạch khảo sát chất lượng cuối năm cho trẻ mẫu giáo: kết quả 378/378 trẻ; đạt tỷ lệ 100%. Số cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường là 34 người. Năm học 2017 – 2018 nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
Trường Tiểu học: Diện tích sử dụng của trường là 4.711 m2 với quy mô 14 phòng học và 417 học sinh. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi trong năm vừa qua toàn trường là 309/412 học sinh đạt 75%. Tổng số giáo viên giảng dạy là 21 giáo viên, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Tập thể nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến.
Trường Trung học sơ sở: tỷ lệ xét tốt nghiệp Trung học cơ sở của trường trong năm vừa qua đạt 100% học sinh tốt nghiệp,tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 68,7% toàn trường. Tổng diện tích sử dụng là 6.950m2, với quy mô 8 phòng học và 241 học sinh.
- Y tế
Xã có 1 trạm y tế với tổng diện tích 1.322 m2, 6 cán bộ thường xuyên trực đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã.Tổng số lượt khám chữa bệnh trong năm 2017 là: 5.323 lượt.Trạm thường xuyên theo dõi, giám sát dịch chặt chẽ, báo cáo dịch bệnh kịp thời đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh; đặc biệt là tay chân miệng, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết,… Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Tham mưu thành lập ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống thảm họa, thiên tai và tìm kiếm cưú nạn… và một số chương trình theo sự chỉ đạo của cấp trên.
- Văn hóa - thể dục, thể thao
Thường xuyên tu sửa, khắc phục các sự cố hệ thống đài truyền thanh. Duy trì đều đặn chương trình phát thanh, đảm bảo thời lượng, nội dung, thực hiện tốt các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền và các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể triển khai, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn; triển khai, thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn xã; duy trì việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội.
Toàn xã có 7/7 nhà văn hóa đều đạt chuẩn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch với tổng diện tích xây dựng là 970 m2. Xã An Lạc có “Lễ hội mùa xuân Đền Cao” tổ chức hàng năm, diễn ra từ ngày 23 đến hết ngày 25 tháng Giêng.
Xã có 01 đội văn nghệ xung kích với 20 thành viên tham gia; 07 làng văn hóa mỗi làng văn hóa có 01 đội văn nghệ. Định kỳ 2 năm Ủy ban nhân dân tổ chức hội thi liênhoan văn nghệ các làng văn hóa. Thường xuyên hoạt động văn hóa văn nghệ vào các ngày lễ lớn của cả nước và các sự kiện của địa phương. Đội văn nghệ xung kích của xã thường xuyên tham gia hội diễn sân khấu không chuyên của thị xã và của tỉnh, nhiềunăm liền đạt giải các hội diễn. Phục vụ công tác văn hóa văn nghệ của địa phương, xã có hệ thống đài truyền thanh với công suất máy phát 2000W, 11 km đường dây truyền thanh, 44 loa công suất 25W được bố trí lắp đặt tại 7/7 thôn đảm bảo nhân dân được thông báo đầy đủ các thông tin của xã trên hệ thống loa truyền thanh. Phong trào thể dục thể thao trong xã được duy trì thường xuyên và phát triển mạnh mẽ trong nhân dân. Với thế mạnh là các môn thể thao như: Cầu lông, bóng chuyền, bóng chuyền hơi, bóng đá, bóng bàn…phù hợp với mọi lứa tuổi thúc đẩy phong trào rèn luyện thể dục thể thao toàn xã.
7.Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
Là xã nằm giáp với tuyến Quốc lộ 37 nối liền với các xã, huyện lân cận thuận lợi cho việc giao thương; trên địa bàn còn có di tích Đền Cao thu hút trên 2 vạn lượt người/năm đến tham quan, chiêm bái tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ - du lịch. Các dự án từ Quốc lộ 37 đi Đền Cao và tuyến đường Lê Đại Hành từ UBND đi Đền Cao đang được triển khai, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong địa bàn xã.
Trên địa bàn xã có 5,7 km đường trục chính do thị xã quản lý đã được cứng hóa; đường trục xã: 9,49 km đã được bê tông hóa, nhựa hóa 100%; đường trục thôn: 7,45 km đường giao thông trục chính liên thôn được bê tông hóa 7,45 km đạt 100%; đường liên xóm: tổng chiều dài các tuyến đường liên xóm là 17,33 km đã được bê tông hóa 15 km đạt 86,5%, cứng hóa bằng đất cấp phối 2,33 km đạt 13,5%. Trục chính đường giao thông nội đồng với tổng chiều dài là 10,9 km cũng đã được nhân dân đóng góp kinh phí để đổ sỏi, lu lèn cứng hóa 9,32 km đạt 85,5%.
b) Điện
Năm 2016, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Hải Dương đầu tư thay thế hệ thống cột điện cũ bằng cột điện ly tâm H85 tại các thôn Trại Nẻ, Bờ Đa, Đồng Vày đồng thời thay thế hệ thống đường dây cũ bằng hệ thống cáp vặn xoắn tại các thôn Trại Nẻ, Bờ Đa, bờ Dọc, Đồng Vày; Ủy ban nhân dân xã đầu tư thay thế 31 cột ly tâm H85 tại khu Trung tâm xã và Trung tâm lễ hội Đền Cao.
Năm 2017, Dự án lưới điện nông thôn RE2 được triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn, toàn xã hiện có 12 trạm biến áp. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện có tổng cộng 36 km đường dây hạ thế. Năm 2015, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Hải Dương đầu tư 02 trạm biến áp tại thôn Đồng Vày và thôn Bờ Đa chống quá tải do sử dụng điện vào thời điểm thời tiết khắc nghiệt nhằm đảm bảo cho nhu cầu sử dụng điện của người dân không bị gián đoạn do quá tải. Đảm bảo nhu cầu sử dụng điện cho các doanh nghiệp, dịch vụ thương mại…trong toàn xã. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên trong xã đạt 100%.
c) Hệ thống cấp, thoát nước
Trên địa bàn xã có 1 nhà máy nước sạch diện tích xây dựng là 2.600 m2, công suất thiết kế ban đầu là 750 m3/ngày đêm. Nguồn nước sử dụng của nhà máy lấy từ song Kinh Thầy tại thôn An Bài cách nhà máy 500m. Hệ thống mạng lưới đường ống chính, ống nhánh có tổng chiều dài là 61.006 m; Hiện nay, địa bàn phục vụ cấp nước sạch của nhà máy cho toàn bộ các hộ dân trong xã và các đơn vị tại xã An Lạc và khu dân cư Lạc Sơn phường Thái Học của thị xã. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 100%, tỷ lệ hộ dân dùng nước máy 68,1%.
Thực hiện tốt kế hoạch nạo vét kênh mương cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng trong mùa mưa bão.
d) Vệ sinh môi trường
Công tác bảo vệ môi trường luôn được cấp Ủy, Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Hiện nay, Ủy ban nhân dân xã đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần giao thông, môi trường và đô thị Chí Linh tổ chức thu gom rác thải trên địa bàn với tần suất 3 lần/tuần và xử lý tại bãi rác tập trung của thị xã. Tỷ lệ hộ chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 95%, qua kết quả kiểm tra nhìn chung tình hình môi trường nông thôn đã được các cấp lãnh đạo, các ngành và nhân dân quan tâm và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường. Từ đó môi trường trong địa bàn xã cơ bản được đảm bảo. Ủy ban nhân dân xã phối hợp cùng hội Liên Hiệp phụ nữ xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tham gia đóng góp kinh phí phục vụ công tác thu gom xử
lý rác thải hàng tháng theo hợp đồng đã ký với Công ty Cổ phần giao thông môi trường đô thị, tổng số tiền thu được trong quý II,III,IV năm 2017 là 135 triệu đồng, đạt 98% tổng số hộ trong toàn xã. Trồng cây hai bên tuyến đường trung tâm xã tạo cảnh quan môi trường đô thị hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây” do xã phát động.
e) Thông tin liên lạc:
Xã có 01 Trạm Bưu điện xã An Lạc diện tích 232m2; có 1.473 thuê bao dịch vụ điện thoại cố định và di động, 574 thuê bao internet.Trung bình 20 thuê bao/100 dân phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
8. Tình hình quốc phòng - an ninh
Ban Công an xã được biên chế 12 đồng chí, trong những năm qua Công an xã đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp Ủy, Chính quyền địa phương về công tác An ninh – trật tự. Do vậy, trong những năm qua tình hình An ninh – chính trị, trật tự - an toàn xã hội luôn được ổn định và giữ vững, nhiều năm liền ban Công an xã đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng. Tình hình An ninh chính trị ổn định. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh với các lọai tội phạm và tệ nạn xã hội đã mang lại nhiều hiệu quả cao, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Quốc phòng. Phạm pháp hình sự ít xảy ra, tệ nạn ma túy vẫn còn xảy ra nhưng đã được phát hiện, xử lý kịp thời.
Tình hình liên quan đến Quốc phòng ổn định, công tác phối hợp tuần tra giữa lực lượng quân sự và lực lượng Công an đảm bảo đúng theo quy định, có hiệu quả; xử lý kịp thời các tình huống về quân sự quốc phòng. Năm 2017 ban quân sự xã đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng. Dân quân dự bị hạng 1: 125 đồng chí; hạng 2: 235 đồng chí; tỷ lệ nhập ngũ 12/12 đạt 100% kế hoạch.
9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn
a) HĐND xã:
- Tổng số Đại biểu HĐND của xã là: 26 người.
Trình độ đào tạo: Đại học: 08 người; Cao đẳng: 01 người; Trung cấp: 07 người; Sơ cấp: 10 người.
- Thường trực HĐND gồm: Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch.
- Các Ban của HĐND xã gồm: Ban pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội.
+ Ban pháp chế gồm: Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban và 03 Ủy viên.
+ Ban Kinh tế - xã hội gồm: Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban và 03 Ủy viên.
b) UBND xã:
- Cơ cấu tổ chức của UBND xã gồm: Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (công chức Chỉ huy trưởng Quân sự), Ủy viên phụ trách công an (công chức Trưởng Công an xã).
c) Tổng số cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách của
xã An Lạc
- Cán bộ chuyên trách: 10 người, cơ cấu như sau: Bí thư Đảng ủy, phó bí thư TT Đảng ủy, Chủ tịch UBND, 01 phó chủ tịch UBND, 01 phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban MTTQ; Chủ tịch Hội LHPN; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội CCB; Bí thư đoàn TN CSHCM.
- Công chức: 11 người, cơ cấu như sau: 01 công chức Tài chính-kế toán, 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch, 02 công chức Văn hóa-Xã hội, 02 công chức văn phòng-Thống kê, 02 công chức Địa chính, 01 Trưởng công an xã và 01 Chỉ huy trưởng Quân sự.
- Người hoạt động không chuyên trách xã: 11 người.
* Về trình độ:
- Về chuyên môn: Đại học 11 người; Trung cấp: 08 người; Sơ cấp: 02 người.
- Về lý luận chính trị: Trung cấp: 15 người; Sơ cấp: 11 người;
d) Thôn, khu dân cư:
Xã An Lạc có 7 thôn, gồm: Thôn Đại; Thôn Bờ Đa; Thôn Bờ Dọc; Thôn An Bài; Thôn Bờ Chùa; Thôn Trại Nẻ và Thôn Đồng Vày.
Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở thôn: 28 người; gồm các chức danh: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn; Phó thôn, Trưởng ban Công tác mặt trận; Công an viên, thôn đội trưởng
10. Tiêu chuẩn để thành lập phường An Lạc
a) Quy mô dân số
Tổng dân số đã quy đổi của xã An Lạc là 7.113 người. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 thì phường thuộc thuộc thành phố thuộc tỉnh là 7.000 người trở lên.
Đánh giá: Đạt.
b) Diện tích tự nhiên
Xã An Lạc có diện tích tự nhiên là 1.069,78 ha (10,69 km2). Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 thì diện tích tự nhiên đối với phường là 5,5 km2.
Đánh giá: Đạt.
c) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13
TT Các tiêu chuẩn Đơn vị
tính
/
Theo quy
định
tại NQ 1211
2016/UBTV
QH13
Hiện
trạng
của xã
An Lạc
Đánh giá
1 Cân đối thu chi ngân sách Đủ Đạt  
2 Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm
gần nhất
% Đạt bình
quân của thị

(3,3%)
3,14 Đạt
3 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
nội thị
% ≥80 80,73 Đạt

d) Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13
STT Tiêu chuẩn Đơn vị tính Theo quy
định

An Lạc
Đánh giá
1 Đất công trình giáo
dục mầm non và phổ
thông cơ sở
m2/ người ≥ 2,7 3,7 Đạt
2 Trạm y tế
(≥ 500m2/trạm)
trạm/5.000 người ≥ 1 1 Đạt
3 Sân luyện tập
(≥ 3.000m2)
m2/người ≥ 0,5 1,1 Đạt
4 Chợ hoặc siêu thị công trình ≥ 1 1 Đạt
5 Đất cây xanh sử dụng
công cộng
m2/ người ≥ 2 2,62 Đạt
6 Diện tích đất giao
thông tính trên dân số
m2/người ≥ 9 33,4 Đạt
7 Cấp điện sinh hoạt kwh/người/năm ≥ 500 510,5 Đạt
8 Tỷ lệ đường phố
chính được chiếu sáng
% ≥ 95 98 Đạt
9 Tỷ lệ hộ dân được cấp
nước sạch, hợp vệ
sinh
% ≥ 95 100 Đạt
10 Mật độ đường cống
thoát nước chính
km/km2 ≥ 3,5 4,11 Đạt
11 Tỷ lệ nước thải đô thị
được xử lý đạt quy
chuẩn kỹ thuật
% ≥ 25 45,8 Đạt
12 Tỷ lệ chất thải rắn
sinh hoạt được thu
gom
% ≥ 80 98 Đạt

Căn cứ Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 thì xã An Lạc đã đạt 4/4 tiêu chuẩn để thành lập phường An Lạc.
11. Phương án thành lập Phường An Lạc
Thành lập phường An Lạc thuộc thị xã Chí Linh trên cơ sở toàn bộ 10,69 km2 diện tích tự nhiên và 7.113 nhân khẩu của xã An Lạc.
Địa giới hành chính phường An Lạc: Đông giáp sông Kinh Thầy; Tây giáp phường Thái Học; Nam giáp xã Tân Dân; Bắc giáp xã Văn Đức.
Trụ sở làm việc của phường An Lạc: Giữ nguyên trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã An Lạc hiện có.
Sau khi thành lập, Phường An Lạc có: 10,69 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.113 người; có 07 tổ dân phố gồm: tổ dân phố Đại, Bờ Đa, Bờ Dọc, An Bài, Bờ Chùa, Trại Nẻ, Đồng Vày.
---------------
BAN QUẢN TRỊ NGƯỜI CHÍ LINH
+ Trang tin tức Chí Linh quê tôi: http://chilinhquetoi.com 
+ Fanpage Người Chí Linh: https://www.facebook.com/NguoiChiLinhHD/ 
+ Fanpage Côn Sơn – Kiếp Bạc: https://www.facebook.com/ConSonKiepBac/ 
+ Email: [email protected] 

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây