Đề án sáp nhập đơn vị hành chính xã Kênh Giang và xã Văn Đức để thành lập phường Văn Đức

Thứ bảy - 13/10/2018 21:42 - 3607 lượt xem
Đề án sáp nhập đơn vị hành chính xã Kênh Giang và xã Văn Đức để thành lập phường Văn Đức
Từ 7h ngày 26.10 đến 17h ngày 28.10.2018 thị xã tổ chức triển khai kế hoạch lấy ý kiến cử tri thực hiện Đề án sáp nhập hai đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 6 phường và thành lập thành phố Chí Linh trực thuộc tỉnh Hải Dương.
Chí Linh quê tôi xin trích đăng nội dung đề án sáp nhập đơn vị hành chính xã Kênh Giang và xã Văn Đức để thành lập phường Văn Đức trong Đề án sáp nhập hai đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 6 phường và thành lập thành phố Chí Linh trực thuộc tỉnh Hải Dương, để mọi người tiện theo dõi.
I. XÃ VĂN ĐỨC
1. Lịch sử hình thành
Theo sách: "Đại Nam nhất thống chí" vùng đất Chí Linh từ thời Trần về trước thuộc xứ Bàng Châu; đến thời thuộc Minh (1414- 1427) mới đặt tên huyện Chí Linh, châu Nam Sách, phủ Lạng Giang; thời Lê Quang Thuận đổi lệ thuộc vào phủ Nam Sách.
Vào đầu thời Nguyễn (Thế kỷ XIX) Văn Đức có tên gọi là tổng Vĩnh Đại, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương bao gồm 6 xã, 8 thôn. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, để phục vụ cho yêu cầu cách mạng, tổng Vĩnh Đại được chia tách thành hai xã: Đức Chính và Văn Hoá. Xã Đức Chính gồm 3 thôn: Bích Nham, Đông Xá, Kênh Mai; xã Văn Hoá cũng có 3 thôn: Vĩnh Đại, Khê Khẩu, Bích Thuỷ.
Tháng 4 năm 1947, hai xã Đức Chính và Văn Hoá sáp nhập, lấy tên là xã Văn Đức. Xã Văn Đức lúc đó gồm 7 thôn: Vĩnh Đại, Đông Xá, Bích Nham, Khê Khẩu, Vĩnh Long, Bích Thuỷ và Kênh Mai.
Đến năm 1997, do quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay xã Văn Đức có 10 thôn: Khê Khẩu, Vĩnh Đại 1, Vĩnh Đại 2, Vĩnh Long, Bích Thuỷ, Đông Xá, Bến Đò, Bích Nham, Kênh Mai 1, Kênh Mai 2, thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
2. Vị trí địa lý
Văn Đức là một xã nằm phía Đông Nam thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Phía Bắc giáp các phường Cộng Hòa, Hoàng Tân, thị xã Chí Linh;
- Phía Nam giáp xã Lê Ninh, huyện Kinh Môn và xã An Lạc, thị xã Chí Linh;
- Phía Đông giáp xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh;
- Phía Tây giáp phường Thái Học, phường Sao Đỏ thị xã Chí Linh.
3. Chức năng, vai trò
Xã Văn Đức có 1 mặt giáp với thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, 3 mặt còn lại  giáp với các xã, phường thị xã Chí Linh; nằm gần đường Quốc lộ 37 đoạn tiếp nối với Quốc lộ 18 đi Hà Nội – Hạ Long; xã hiện đang nằm trong lộ trình nâng cấp cơ sở hạ tầng từ tỉnh lộ 184 điểm đầu từ Quốc lộ 37 đi thị xã Đông Triều, Quảng Ninh với điều kiện vị trí địa lý như vậy rất thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế và tiếp cận với các công nghệ mới rất nhanh cũng như tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của xã.
Là một xã có diện tích rộng, đất đai, địa hình, khí hậu thuận lợi, dân số đông, lực lượng lao động trẻ và dồi dào: diện tích tự nhiên là 1.431,68 ha (14,3 km2), tổng số là 2.581 hộ dân với 10.020 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%; trong đó: số người trong độ tuổi lao động là 5.817 người (chiếm 58 % tổng số dân cư) là một tiềm năng, lợi thế quan trọng cho sự phát triển của địa phương. Cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, đặc biệt là giao thông, mạng lưới điện phát triển khá tốt nên thuận lợi cho phát triển sản xuất, các ngành dịch vụ.
Điều kiện tự nhiên của xã Văn Đức có những nét đặc thù với 2/3 diện tích là đồi núi. Có nhiều ngọn đồi như bát úp chạy kế tiếp nhau từ Đông sang Tây. Văn Đức có mỏ than với trữ lượng lớn thuộc 2 thôn Kênh Mai và Khê Khẩu thuộc mạch than Mạo Khê-Uông Bí - Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh. 1/3 diện tích còn lại là đồng ruộng, ao hồ. Đồng ruộng Văn Đức chủ yếu nằm giữa các thung lũng dưới chân dồi và chạy dọc các triền sông nhỏ.
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, thu ngân sách hang năm đều đạt chỉ tiêu đề ra. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: xây dựng, nghề mộc, cơ khí, gia công may mặc, một số ngành nghề kết hợp dịch vụ luôn được khuyến khích phát triển tích cực.
Với vai trò, chức năng đơn vị hành chính xã hiện nay, xã Văn Đức đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của thị xã, nhất là về thương mại, dịch vụ, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, phát triển đô thị... Vai trò, chức năng đó trong tương lai sẽ càng phát huy hơn với các tiềm năng, lợi thế của xã Văn Đức.
4. Diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất
Xã Văn Đức có diện tích đất tự nhiên 1.431,68 ha (14,3 km2), trong đó:
- Đất nông nghiệp 1.108,9 ha, chiếm tỷ lệ 77,4%
- Đất phi nông nghiệp là 315,21 ha, chiếm tỷ lệ 22%.
- Đất chưa sử dụng là 7,57 ha, chiếm tỷ lệ 0,6%.
5. Dân số và cơ cấu thành phần dân cư
Dân số: Xã Văn Đức có 2.581 hộ, dân số là 10.020 người;
Cơ cấu lao động: Xã Văn Đức có 3.632 người đang lao động trong các ngành kinh tế. Trong đó lao động phi nông nghiệp 2.975 người, chiếm tỷ lệ 81,91%; lao động nông nghiệp 657 người, chiếm tỷ lệ 18,09%.
6. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
a) Phát triển kinh tế
Trong những năm qua, tình hình kinh tế của xã Văn Đức phát triển ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp và nông nghiệp; tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng tăng về năng suất, chất lượng.
Kinh tế chủ đạo của xã Văn Đức là dịch vụ, thương mại, công nghiệp xây dựng kết hợp với sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm, phát triển kinh tế chăn nuôi theo môhình gia trại, gieo trồng giống lúa có giá trị và năng suất cao; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tổng thu nhập toàn xã năm 2017 đạt 352,282 tỷ đồng tăng 5,5% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế các ngành:
+ Nông lâm - ngư nghiệp đạt 95,555 tỷ đồng chiếm 27,1%;
+ Công nghiệp - xây dựng đạt 237,187 tỷ đồng chiếm 67,3;%
+ Thương mại - dịch vụ đạt 19,54 tỷ đồng chiếm 6,6%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 38,755 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,63%.
- Nông nghiệp - chăn nuôi
Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 là 449,9 ha, chủ động gieo trồng các giống lúa có chất lượng cao và chăn nuôi là ngành sản xuất chính, thu hoạch 6,1-6,3 tấn/ha/vụ tăng 0,2 tấn so với năm 2016; là một ngành chiếm 35,8% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương với nền tảng vững chắc và phát triển ổn định. Tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức nạo vét kênh mương; nông dân áp dụng tốt khoa học kỹ thuật, chăm sóc, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.
Do xã có thuận lợi về địa hình đồi núi, sông rạch tạo điều kiện tốt cho nhân dân mở rộng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng mô hình gia trại. Tổng số lượng gia súc các loại: lợn 4.000 con; đàn trâu, bò: 159 con. Xã chñ động trong việc tiêm phòng năm 2017 xã nhà không có dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Sản lượng chăn nuôi: Lợn hơi xuất chuồng, sản lượng gia cầm; sản lượng cá đạt kế hoạch chỉ tiêu trên giao. Năm 2017 thực hiện pháp lệnh thú y và kế hoạch cña Ủy ban nhân dân thÞ x·, Trạm thú y thị xã. Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo Ban thú y xã mở 2 đợt tiêm phòng vụ Xuân hè và vụ Thu cho đàn gia súc cụ thể: đàn lợn được 3.100 con, đàn chó 635 con.
- Thu chi ngân sách
Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã Văn Đức năm 2017 là 11,752 tỷ đồng, chi ngân sách 11,427 tỷ đồng.
b) Văn hóa - xã hội thể dục thể thao
- Giáo dục
Trên địa bàn xã có 3 cấp học cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em tại địa phương. Các trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn Quốc gia. Trường Mầm non Văn Đức có tổng diện tích 6.195 m2; quy mô 16 phòng học cho 484 trẻ. Trường Tiểu học xã Văn Đức với tổng diện tích 12.074 m2; quy mô 24 phòng học, với 657 học sinh. Trường Trung học cơ sở xã Văn Đức với tổng diện tích 6.893 m2; quy mô 12 lớp với 457 học sinh. Tổng số học sinh các trường trong xã 1.550 với 120 giáo viên giảng dạy. Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, hiện nay xã đang được đầu tư xây dựng thêm nhà lớp học bộ môn 2 tầng quy mô 6 phòng họccủa trường Trung học cơ sở; nhà lớp học 4 phòng trường Mầm non, đã đăng kí đầu tư nhà lớp học 3 tầng với 9 phòng học của trường Tiểu học; tổng giá trị đầu tư lên đến trên 3,7 tỷ đồng. Thành tích đạt được trong những năm gần đây: 02 giáo viên đạt thành tích giáo viên dạy giỏi cấp thị xã; 01 giáo viên đạt giải khuyến khích cấp Quốc gia và nhiều thành tích khác cấp tỉnh, cấp thị xã.
- Y tế
Xã có 01 trạm y tế có diện tích 750 m2, có 06 giường bệnh và 06 cán bộ y tế (trong đó có 01 bác sỹ, 01 cử nhân, 02 y sĩ, 01 điều dưỡng, 01 nữ hộ sinh);xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020. Công tác thường trực tại trạm đảm bảo 24/24 giờ;ngoài ra,trên địa bàn xã còn có các cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở bán thuốc tư nhân, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân trên tại địa phương.
Duy trì tốt chế độ trực và chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân đã khám và điều trị được 10.077 lượt người. Chăm sóc sức khỏe trẻ em đặc biệt quan tâm, tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đầy đủ đạt 97%, trẻ em uống Vitamin A là 371 cháu đạt 99%, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 14% trên toàn xã. Công tác phòng chống và điều trị bệnh xã hội được thực hiện có hiệu quả
Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường. Đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, phòng chống các dịch bệnh thường xảy ra như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi,... Thường xuyên theo dõi, giám sát dịch chặt chẽ, báo cáo dịch bệnh kịp thời đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh; đặc biệt là tay chân miệng, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết,…
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Tham mưu thành lập ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống thảm họa, thiên tai và tìm kiếm cưú nạn… và một số chương trình theo sự chỉ đạo của cấp trên.
- Văn hóa - Thể dục, thể thao
Xã đạt 9/10 làng được công nhận làng Văn hóa, 10/10 thôn có đội Văn nghệ, trên 90% gia đình được công nhận gia đình văn hóa, 9/10 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch với diện tích bình quân 200 m2/nhà. Hệ thống đài truyền thanh phủ sóng 10/10 thôn với 27 cụm loa phát thanh, hệ thống đã và đang làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, chuyển tải các nhiệm vụ cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Đồng thời, đây cũng là nơi giới thiệu đến bà con nông dân những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, những kinh nghiệm sản xuất hay, mô hình kinh tế cho thu nhập cao, gương điển hình trong lao động sản xuất giỏi trong và ngoài địa phương. Hàng năm xã tổ chức lễ hội Đền Khê Khẩu thờ tướng quân Trần Hiển Đức là di tích đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh; ngoài ra, hàng năm các thôn tổ chức lễ hội Đình, chùa làng theo quy định của Ủy ban nhân dân xã.
Trên địa bàn xã có 1 Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao – sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu và phong trào thể dục, thể thao cho nhân dân trong xã; Ủy ban nhân dân thường xuyên thực hiện tốt các phong trào thể dục thể thao theo kế hoạch của thị xã và trong xã; các thôn trong xã có đội bóng đá, bóng chuyền, bóng chuyền hơi, câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn,…Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thu hút đông đảo người dân tham gia. Với việc đa dạng về nội dung, hình thức tập luyện, duy trì tổ chức nhiều hoạt động thi đấu, phong trào thể dục thể thao của xã diễn ra thường xuyên, góp phần nâng cao sức khoẻ, tình đoàn kết cho cán bộ, nhân dân.
7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
Nằm ở phía Đông Nam của thị xã Chí Linh, Văn Đức tiếp giáp với các phường Cộng Hòa, Hoàng Tân ở phía Bắc, giáp phường Thái Học ở phía Tây; tiếp giáp với các xã Kênh Giang, An Lạc về phía Nam, phía Đông giáp với xã Nguyễn Huệ của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nằm gần đường Quốc lộ 37 đoạn tiếp nối với Quốc lộ 18 đi Hà Nội – Hạ Long; xã hiện đang nằm trong lộ trình nâng cấp cơ sở hạ tầng từ tỉnh lộ 184 điểm đầu từ Quốc lộ 37 đi thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Xã có 4 trục đường chính: đường Đoàn Kết kéo dài; đường Đại Thủy Long; đường trục Kênh Mai; đường 184 đã được nhựa hóa, bê tông hóa 100%. Hệ thống đường giao thông của xã được đầu tư đồng bộ, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư, chỉnh trang. Đặc biệt, hệ thống giao thông nông thôn đã được bê-tông hóa 100%, với chất lượng đảm bảo, mặt đường phần lớn rộng từ 7-9m nhiều đoạn lên tới trên 10m. Với vài chục kilômét đường giao
thông nông thôn trên địa bàn xã được xây dựng mới. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế và tiếp cận với các công nghệ mới rất nhanh cũng như tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của xã, nâng cao đời sống nhân dân trong xã.
b) Điện
Hệ thống điện sinh hoạt trên toàn xã đến nay đã được bàn giao cho Điện lực Chí Linh quản lý; Điện lực Chí Linh đã sớm tiếp nhận việc quản lý lưới điện, cung cấp điện tới từng hộ dân trong xã. Hệ thống đã được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa đến nay tỷ lệ sử dụng điện trong xã đạt 100%, đi đôi với việc nâng cấp lưới điện hạ thế, Điện lực Chí Linh cùng chính quyền xã và các ngành chức năng thực hiện tốt việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng xây dựng hệ thống trung áp, góp phần chống quá tải, nâng cao chất lượng điện và thu hẹp bán kính cấp điện, trong xã có 12 trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu sử dụng điện của toàn xã không bị gián đoạn sinh hoạt sản xuất nhằm góp phần phục vụ đắc lực phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân.
c) Nước
Trên địa bàn xã hiện nay đang sử dụng nguồn nước sạch của công ty nước Hải Dương, bên cạnh đó nhân dân trong xã cũng sử dụng thêm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt sản xuất. Đến nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước sạch, nước hợp vệ sinh trên địa bàn xã đạt 100%.
d) Thông tin liên lạc
Xã có 01 Trạm Bưu điện với diện tích 184 m2; có 4.066 thuê bao dịch vụ điện thoại cố định và đi động; 732 thuê bao internet. Số thuê bao trung bình 40 thuê bao/100 dân phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
e) Vệ sinh môi trường
Xác định công tác tuyên truyền bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường là nhiệm vụ quan trọng, nên chính quyền xã cùng các ban ngành chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường chung; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, thường xuyên tuyên truyền, vậnđộng nhân dân phối hợp các đoàn thể tích cực tham gia phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp” tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các thôn xóm. Tiến hành kiểm tra, hướng dẫn bà con nông dân và các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, phân trại K3-trại giam Hoàng Tiến thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Văn Đức có nhiều chuyển biến tích cực. Trong nông nghiệp
hạn chế việc lạm dụng hóa chất như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc kích thích… làm giảm chất lượng môi trường. Nhân dân tổ chức vệ sinh môi trường khu vực thôn, xóm, tổ chức nạo vét cống rãnh thoát nước tại khu dân cư, trồng cây xanh dọc các trục đường thôn xóm, định kỳ phát quang bụi rậm, ra quân làm vệ sinh công cộng. Hiện nay, xã đã kết hợp với Công ty cổ phần môi trường thị xã Chí Linh tổ chức thugom 10/10 thôn trong xã. Đến nay tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã đạt100%.
8. Tình hình quốc phòng - an ninh
- Quốc phòng
Duy trì nghiêm các chế độ trực chỉ huy, chiến sỹ, sẵn sàng chiến đấu trong các đợtcao điểm. Phân công lực lượng trinh sát đeo bám địa bàn nắm chắc mọi âm mưu diễnbiến có thể xảy ra, nhất là vào các dịp lễ Tết, cao điểm. Thực hiện tốt công tác giao quân năm 2017 theo kế hoạch của thị xã, kết quả giao quân đạt 100% chỉ tiêu cấp trên giao, trong đó: nghĩa vụ Quân sự 18/18 thanh niên, lực lượng dự bị 152 người. Tích cực phối hợp với các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chủ động triển khai thực hiện kế hoạch huấn luyện, diễn tập và điềuchỉnh kịp thời các kế hoạch tham mưu tác chiến, phòng, chống lụt, bão. Tham mưu làm tốt công tác giáo dục quốc phòng và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các
đối tượng. Hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân, tuyển sinh quân sự. Duy trì có nền nếp hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch công tác hậu cần, kỹ thuật.
- An ninh
Tình hình An ninh chính trị trên địa bàn xã trong năm 2017 cơ bản được ổn định và giữ vững không để diễn biến phức tạp, đột biến xấu, bất ngờ xảy ra. Công an xã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, công tác nắm tình hình có liên quan đến tôn giáo, dân tộc, tranh chấp và tham gia khiếu kiện vượt cấp đã phối hợp với các ngành, đoàn thể và tham mưu giải quyết tốt không để xảy ra; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh nông thôn, bảo vệ an toàn các ngày lễ, Tết trong năm.
Công tác quản lý người nước ngoài và Việt Kiều về thăm thân và làm ăn, công tác tại địa phương, qua kiểm tra các trường hợp về lưu trú đều thực hiện đúng quy định của Pháp luật chưa phát hiện vi phạm.
Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc và tấn công trấn áp tội phạm. Công an xã luôn chủ động tham mưu cho Đảng ủy – Ủy ban Nhân dân xã và Ban chỉ đạo xã trong việc xây dựng các chương trình kế hoạch, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã xây dựng triển khai thực hiện các mô hình phòng chống tội phạm nhằm phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm nhất là trong từng đợt cao điểm, các mô hình hoạt động có hiệu quả.
9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn
a) HĐND xã:
- Tổng số Đại biểu HĐND của xã là: 31 người.
Trình độ đào tạo: Đại học: 06 người; Cao đẳng: 01 người; Trung cấp: 10 người;
- Thường trực HĐND gồm: Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch.
- Các Ban của HĐND xã gồm: Ban pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội.
+ Ban pháp chế gồm: Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban và 03 Ủy viên.
+ Ban Kinh tế - xã hội: Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban và 03 Ủy viên.
b) UBND xã:
- Cơ cấu tổ chức của UBND xã gồm: Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (công chức Chỉ huy trưởng Quân sự), Ủy viên phụ trách công an (công chức Trưởng Công an xã).
c) Tổng số cán bộ công chức và những người hoạt động không chuyên trách xã
Văn Đức
* Số lượng cán bộ, công chức xã; người hoạt động không chuyên trách:
- Cán bộ chuyên trách: 10 người, cơ cấu như sau: Bí thư Đảng ủy; Phó Bi thư TT Đảng ủy; Chủ tịch UBND; Phó chủ tịch HĐND; Phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban MTTQ; Chủ tịch Hội LHPN; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội CCB; Bí thư đoàn TN CSHCM.
- Công chức: 10 người, cơ cấu như sau: 01 Trưởng công an xã; 01 Chỉ huy trưởng Quân sự xã; 02 Văn phòng – thống kê; 01 Tài chính kế toán; 02 Địa chính – Xây dựng; 02 văn hóa xã hội; 01 tư pháp - Hộ tịch.
- Người hoạt động không chuyên trách xã: 13 người.
* Về trình độ đào tạo:
- Về chuyên môn: Đại học 08 người; Cao đẳng: 01 người; Trung cấp: 09 người, chưa đào tạo: 02 người
- Về lý luận chính trị: Trung cấp: 17 người; Sơ cấp: 01 người;
d) Thôn, khu dân cư:
Xã Văn Đức có 10 thôn, gồm: thôn Kênh Mai 1; Kênh Mai 2; Đông Xá; Bến Đò; Bích Nham; Khê Khẩu; Vĩnh Đại 1; Vĩnh Đại 2; Vĩnh Long; Bích Thủy Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở thôn: 40 người; gồm các chức danh: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn; Phó thôn, Trưởng ban Công tác mặt trận; Công an viên, thôn đội trưởng,
II. XÃ KÊNH GIANG
1. Lịch sử hình thành
Từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, một số hộ dân ở các thôn Đông Giàng, Thượng Triệt của xã Thượng Đạt thuộc huyện Nam Sách (nay thuộc TP Hải Dương) xuôi thuyền kiếm ăn theo con nước đến bãi sông Kinh Thầy thuộc đất Đông Triều. Thấy vùng đất bãi mưu sinh thuận lợi, họ cắm thuyền trên bến sông, lên bờ định cư lập ra làng chài Nam Hải. Một số hộ khác sang bãi soi nằm giữa sông Kinh Thầy lập nên thôn Tân Lập. Trong quá trình định cư, sinh sống trên vùng đất mới, người thôn Nam Hải đã xâm cư một phần đất của xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.Cứ như vậy, diện tích của thôn Nam Hải mở rộng dần tới trên 15 ha, nằm trọn trong địa giới hành chính xã Nguyễn Huệ. Đến nay, xã Kênh Giang có 02 thôn là thôn Nam Hải và thôn Tân Lập.
Xã Kênh Giang là xã có diện tích nhỏ (0,46 km2), theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" do Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành, trước năm 2020, tỉnh sẽ hoàn thành việc sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã. Xã Kênh Giang sẽ sáp nhập với xã Văn Đức là cần thiết và phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW để thành lập phường Văn Đức cùng với việc thành lập các phường Hoàng Tiến, An Lạc, Đồng Lạc, Tân Dân, Cổ Thành và thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.
2. Vị trí địa lý
Kênh Giang là xã vùng sâu vùng xa nằm ở phía đông của của thị xã Chí Linh, cách trung tâm thị xã ( Chí Linh) 21 km; chủ yếu là diện tích đảo và mặt nước sông Kinh Thầy, xã có hai thôn: thôn Nam Hải nằm gọn trong diện tích xâm cư với xã Nguyễn Huệ thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thôn Tân Lập là thôn đảo “ Soi” thuộc địa giới hành chính của thị xã Chí Linh. Kênh Giang là xã đặc biệt khó khăn ( theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ), có địa giới hành chính: phía Đông giáp thị xã Đông Triều; phía Bắc giáp xãVăn Đức; phía Nam giáp huyện Kinh Môn; phía Tây giáp xã An Lạc.
3. Chức năng, vai trò của xã Kênh Giang
Chủ yếu là diện tích đảo và mặt nước sông Kinh Thầy. Sản xuất của nhân dân chủ yếu là nghề nghiệp (đánh cá), dịch vụ vận tải thủy, và sản xuất nông nghiệp.
4. Diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất
Xã Kênh Giang có diện tích đất tự nhiên 46,28 ha (0.46 km2), trong đó:
+ Đất nông nghiệp 13,88 ha, chiếm tỷ lệ 30%;
+ Đất phi nông nghiệp là 32,40 ha, chiếm tỷ lệ 70%.
5. Dân số và cơ cấu thành phần dân cư
Xã Kênh Giang có 270 hộ, dân số toàn xã là 596 người.
Cơ cấu lao động: Xã Kênh Giang có 275 người lao động trong các ngành kinh tế, trong đó: lao động phi nông nghiệp 177 người, chiếm tỷ lệ 64,43%.
6. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Kênh Giang là xã nhỏ, nằm ở phía Đông của thị xã, cách xa trung tâm thị xã 21 km. Xã có hai thôn, thôn Nam Hải nằm gọn trong diện tích xâm cư với xã Nguyễn Huệ - Đông Triều - Quảng Ninh; Tân Lập là một thôn đảo nằm cách biệt với đất liền. Kênh Giang chủ yếu dựa trên nền tảng kinh tế là vận tải thủy và đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp…Trong năm 2017, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt: 20,361 tỷ đồng.
- Giáo dục
Trên địa bàn xã có 02 trường học; trường Mầm non Kênh Giang nằm trên địa bàn thôn Tân Lập với diện tích 1.160 m2 quy mô 04 phòng học.
Trường Tiểu học Kênh Giang nằm trên địa bàn xã Nam Hải với diện tích 1.725,5 m2 quy mô 05 phòng học, chia 5 khối học, với 45 học sinh,với 13 giáo viên giảng dạy và quản lý. Ngoài ra, các cấp học khác như THCS, THPT học sinh trong xã đến các cơ sở giáo dục của các địa phương lân cận để học tập do xã có diện tích và dân số quy mô nhỏ.
- Y tế
Mặc dù là xã có quy mô nhỏ nhưng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được đảm bảo, trên địa bàn xã có 01 trạm y tế với tổng diện tích 650 m2, 01 giường bệnh đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân trong địa bàn xã. Trong những năm gần đây xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phòng ngừa nên trên địa bàn toàn xã không có dịch bệnh xảy ra.
- Văn hóa, thể dục - thể thao
Trên địa bàn xã hiện có 01 Trung tâm Văn hóa Thể thao - Học tập cộng đồng, 02 Nhà văn hóa thôn, 02 sân bóng chuyền, 01 sân bóng đá, 05 điểm đánh bóng bàn... thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn tham gia các hoạt động thể dục thể thao, nâng caođời sống tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã.
Tổ chức lễ dâng hương truyền thống mồng 10 tháng giêng, kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã duy trì nếp sống văn hoá ở thôn, khu dân cư, tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư" tiết kiệm tránh lãng phí. Tổ chức thành công tốt đẹp đại hội thể dục thể thao xã.
7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn khá tốt và đồng bộ, phần lớn đã được nhựa hóa, bê tông hóa, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương. Với sự đồng lòng, cố gắng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, cùng với việc huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện tốt chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đến tháng 7/2017 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới. Với tổng nguồn vốn thực hiện là 9,2 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 200 triệu đồng. Từ đó đã bê tông hóa 4,1 km đường thôn, xã bằng bê tông xi măng, đạt 100%; rải cấp phối 1,4 km đường ngõ, xóm; bê tông hóa 850 m đường nội đồng, kiên cố hóa 800 m kênh mương, đạt 80%.
- Điện
Hiện nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện trên địa bàn xã đạt 100%, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân trong sinh hoạt và sản xuất.
- Nước
Nguồn nước được cung cấp cho nhân dân trên địa bàn được cung cấp bởi Công ty CP kinh doanh nước sạch Hải Dương, đảm bảo cung cấp nước phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân trong xã, chất lượng nước được bảo đảm. Đến nay, trên địa bàn xã tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước sạch, nước hợp về sinh đạt 100%.
- Thông tin liên lạc
Xã có 01 Trạm Bưu điện thuộc công ty Bưu chính Viễn thông Hải Dương; có nhiều điểm kinh doanh dịch vụ Internet; số thuê bao dịch vụ điện thoại cố định và internet trung bình 70 thuê bao/100 dân phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
- Vệ sinh môi trường
Triển khai thực hiện đề án “Triển khai mở rộng dịch vụ công ích: Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Chí Linh” của Ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh do Công ty cổ phần quản lý giao thông, môi trường và đô thị thị xã Chí Linh thực hiện. Hiện nay, trên địa bàn xã có đội xe thu gom rác tại các điểm tập trung theo quy định của xã; thực hiện chu trình thu gom 2 ngày / lần. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản. Tăng cường kiểm tra tình hình khai thác vật liệu san lấp trên địa bàn, hàng tháng tổ chức ngày dân vận thực hiện dọn vệ sinh trên các tuyến đường của xã; đồng thời thành lập các tổ tự quản vệ sinh môi trường; gắn với công tác tuyên truyền đến từng hộ dân trên địa bàn xã về các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường. Tỷ lệ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trong khu dân cư tập trung đạt 100%.
8. Tình hình quốc phòng - an ninh
An ninh
Công an xã và Ban chỉ huy quân sự xã trực tại Ủy ban nhân dân xã để nắm bắt tình hình xấu xảy ra trên địa bàn để sử lý kịp thời. Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn xã ổn định không có vụ việc gì xảy ra.
Quốc phòng
- Duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu.
- Phối kết hợp với ban công an xã bảo vệ TTAN.
- Công tác huấn luyện đảm bảo theo kế hoạch thị xã về xây dựng lực lượng dân quân địa phương.
- Tham gia tuyển quân đúng kế hoạch cấp trên đề ra.
- Xây dựng lực lượng phũng chống cháy nổ, tìm kiếm cứu nạn.
9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn
a) HĐND xã :
- Tổng số đại biểu HĐND xã là 14 người.
Trình độ: Đại học 05 người, Trung cấp 05 người, chưa qua đào tạo: 04 người.
- Thường trực HĐND xã gổm Chủ tịch, 01 phó Chủ tịch.
- Các Ban HĐND xã gồm : Ban pháp chế, ban Kinh tế - Xã hội;
+ Ban pháp chế gồm: Trưởng ban, 01 phó ban
+ Ban pháp chế gồm: Trưởng ban, 01 phó ban
b) UBND xã:
- Cơ cấu tổ chức của UBND xã gồm: Chủ tịch UBND, 01 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (chỉ huy trưởng Quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an xã).
c) Tổng số cán bộ công chức và những người hoạt động không chuyên trách:
* Số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách:
- Cán bộ chuyên trách 10 người cơ cấu: Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, phó Bí thư TT Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Phó CT UBND, Phó CT HĐND, Chủ tịch UBMTTQ, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội CCB, Bí thư Đoàn TNCSHCM.
- Công chức 08 người cơ cấu: 02 công chức Văn hóa, 02 phòng Thống kê, 01 Địa chính, 01 Kế toán, 01 Chỉ huy trưởng Quân sự, 01 Trưởng Công an xã.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã là 15 người
* Về trình độ:
- Về chuyên môn: Đại học 10 người, Trung cấp 04 người, Sơ cấp 04 người.
- Về lý luận chính trị: Trung cấp 09 người, Sơ cấp 08 người.
d) Thôn, khu dân cư:
- Xã Kênh Giang có 02 thôn (Thôn Nam Hải, Thôn Tân Lập)
- Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở thôn 8 người; gồm các chức danh: Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Phó thôn, Công an viên, Thôn đội trưởng, Trưởng ban công tác Mặt trận, Y tế thôn.
III. ĐỀ ÁN SÁP NHẬP XÃ KÊNH GIANG VÀO XÃ VĂN ĐỨC VÀ THÀNH LẬP PHƯỜNG VĂN ĐỨC
1. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
Theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" do Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành, trước năm 2020, tỉnh sẽ hoàn thành việc sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã. Do xã Kênh Giang có diện tích đất tự nhiên 46,28 ha (0.46 km2), dân số là 596 người nên chưa đạt 50% của 2 tiêu chuẩn về diện tích và dân số theo quy định, vì vậy tại Đề án này sẽ tiến hành sáp nhập xã Kênh Giang với xã Văn Đức để thành lập phường Văn Đức cùng với việc thành lập các phường Hoàng Tiến, An Lạc, Đồng Lạc, Tân Dân, Cổ Thành và thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.
2. Tiêu chuẩn để thành lập phường Văn Đức (sau khi sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích và dân số của xã Kênh Giang với xã Văn Đức)
a) Quy mô dân số
Tổng dân số của xã Văn Đức và xã Kênh Giang sau khi sáp nhập là 10.616 người (trong đó dân số xã Văn Đức là 10.020 người; xã Kênh Giang dân số là 596 người). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 thì tiêu chuẩn quy mô dân số của phường thuộc thuộc thành phố thuộc tỉnh là 7.000 người trở lên.
Đánh giá: Đạt.
b) Diện tích tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên xã Văn Đức và xã Kênh Giang sau khi sáp nhập là 1.542,48 ha (15,4 km2), trong đó: diện tích tự nhiên của xã Văn Đức là 1.496,20 ha (14,9 km2); diện tích đất tự nhiên của xã Kênh Giang là 46,28 ha (0.46 km2). Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 thì diện tích tự nhiên đối với phường là 5,5 km2.
Đánh giá: Đạt.
c) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13
TT Các tiêu chuẩn Đơn vị
tính
/
Theo quy
định
tại NQ 1211
2016/UBTV
QH13
Hiện
trạng
của xã
Văn Đức
Đánh
giá
1 Cân đối thu chi ngân sách Đủ Đạt  
2 Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm
gần nhất
% Đạt bình
quân của thị

(3,3%)
1,96 Đạt
3 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
nội thị
% ≥80 80,68 Đạt

d) Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13
STT Tiêu chuẩn Đơn vị tính Theo quy
định

Văn Đức
Đánh giá
1 Đất công trình giáo
dục mầm non và phổ
thông cơ sở
m2/ người ≥ 2,7 2,75 Đạt
2 Trạm y tế
(≥ 500m2/trạm)
trạm/5.000 người ≥ 1 1 Đạt
3 Sân luyện tập
(≥ 3.000m2)
m2/người ≥ 0,5 4,0 Đạt
4 Chợ hoặc siêu thị công trình ≥ 1 1 Đạt
5 Đất cây xanh sử dụng
công cộng
m2/ người ≥ 2 3,7 Đạt
6 Diện tích đất giao
thông tính trên dân số
m2/người ≥ 9 30,6 Đạt
7 Cấp điện sinh hoạt kwh/người/năm ≥ 500 554,8 Đạt
8 Tỷ lệ đường phố
chính được chiếu sáng
% ≥ 95 97 Đạt
9 Tỷ lệ hộ dân được cấp
nước sạch, hợp vệ
sinh
% ≥ 95 96 Đạt
10 Mật độ đường cống
thoát nước chính
km/km2 ≥ 3,5 3,65 Đạt
11 Tỷ lệ nước thải đô thị
được xử lý đạt quy
chuẩn kỹ thuật
% ≥ 25 62,23 Đạt
12 Tỷ lệ chất thải rắn
sinh hoạt được thu
gom
% ≥ 80 95 Đạt
Căn cứ Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 thì xã Văn Đức mới (sau khi sáp nhập với xã Kênh Giang) đã đạt 4/4 tiêu chuẩn để thành lập phường Văn Đức.
3. Sáp nhập đơn vị hành chính xã Kênh Giang và xã Văn Đức để thành lập phường Văn Đức
Sáp nhập toàn bộ 0,46 km2 diện tích tự nhiên, 596 nhân khẩu của xã Kênh Giang và toàn bộ 14,9 km2 diện tích tự nhiên, 10.020 nhân khẩu của xã Văn Đức để thành lậpNphường Văn Đức thuộc thị xã Chí Linh. Phường Văn Đức có 15,36 km2 diện tích tự nhiên và 10.616 nhân khẩu.
Địa giới hành chính của phường Văn Đức: Đông giáp xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Tây giáp phường Thái Học thị xã Chí Linh; Nam giáp xã Lê Ninh, huyện Kinh Môn và xã An Lạc, thị xã Chí Linh; Bắc giáp các phường Cộng Hòa, Hoàng Tân, thị xã Chí Linh.
Trụ sở làm việc của phường Văn Đức: Trước mắt sử dụng trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã Văn Đức hiện có.
Sau khi thành lập, Phường Văn Đức có: 15,36 km2 diện tích tự nhiên, dân số 10.616 người; có 12
tổ dân phố: Khê Khẩu, Vĩnh Đại 1, Vĩnh Đại 2, Vĩnh Long, Bích Thuỷ, Đông Xá, Bến Đò, Bích Nham, Kênh Mai 1, Kênh Mai 2 (thuộc xã Văn Đức cũ) và Tân Lập, Nam Hải (thuộc xã Kênh Giang).
---------------
BAN QUẢN TRỊ NGƯỜI CHÍ LINH
+ Trang tin tức Chí Linh quê tôi: http://chilinhquetoi.com 
+ Fanpage Người Chí Linh: https://www.facebook.com/NguoiChiLinhHD/ 
+ Fanpage Côn Sơn – Kiếp Bạc: https://www.facebook.com/ConSonKiepBac/ 
+ Email: [email protected] 

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây