Sáng 12/2 (tức mồng 8 tháng Giêng), tại đền thờ Chu Văn An (phường Văn An), Ban Tổ chức lễ hội thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương) tổ chức lễ khai bút đầu xuân và khai mạc hội sách xuân năm 2019. Lễ khai bút đầu xuân nhằm tưởng nhớ về “Người thầy của muôn đời” Chu Văn An và tôn vinh đạo học Việt Nam.
Ngoài việc cúng cầu may mắn, tài lộc, rất nhiều người tìm tới Đền Sinh - Đền Hóa để cầu xin được mụn con hay đưa con đến lễ tạ. Bởi lẽ đó, hàng ngàn năm nay, đền được mệnh danh là ngôi đền 'cầu tự'. Đặc biệt, ở đó có một phiến đá tự nhiên rất độc đáo, có một không hai của Việt Nam, phiến đá mang hình tư thế một người mẹ đang lâm bồn.
Giả trai đi thi, bà Nguyễn Thị Duệ đỗ đầu, được trọng dụng rồi trở thành Bà Chúa Sao Sa, có công giúp nhiều sĩ tử học hành, đỗ đạt.
Trong tiết trời mùa xuân phơi phới, lòng người náo nức nâng bước chân du khách khám phá vùng đất Chí Linh địa linh nhân kiệt, nơi có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trang dulichchilinh.com gợi ý giúp du khách một số “địa chỉ” du xuân không thể bỏ qua khi về với vùng đất Chí Linh.
Nhiều năm qua, với việc duy trì tổ chức lễ khai bút đầu xuân, Ban Tổ chức lễ hội thị xã Chí Linh đã tạo nên một lễ hội văn hóa đặc sắc ở đền Chu Văn An thu hút đông đảo học sinh, sinh viên và du khách thập phương tham dự.
Giữa mùa đông lạnh, bên mái chùa cong cong cổ kính, một màu đỏ cam nhuộm ấm cảnh thanh tịnh. Đó là màu lá phong của chùa Thanh Mai trên núi Tam Ban (xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), nơi chỉ cách Hà Nội khoảng 80km.
Đánh chìm 170.000 thạch lương của quân Nguyên, Trần Khánh Dư lập được công lớn, mở đường cho quân dân nhà Trần đánh bại giặc xâm lược được cho là hùng mạnh nhất thế giới bấy giờ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 97/BVHTTDL-DSVH gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích đền Gốm, xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh.
Tại đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm bia đá cổ. Tấm cổ nhất là “Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ”, được tạo dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 45 (1784), cách chúng ta 226 năm. Hai tấm sau đều được dựng vào năm Tự Đức thứ 10 (1857) cách chúng ta 153 năm. Nhưng lần tìm theo những thư tịch cổ thì thấy vùng núi Kiệt Sơn – Phượng Hoàng này đã được ghi chép vào sử sách từ khá sớm.
Mỗi dịp cuối năm, hàng ngàn du khách từ khắp nơi lại đổ về chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương để “Sống ảo” với rừng phong lá đỏ đẹp nức tiếng.