"Học trò Thủy thần” của thầy Chu Văn An

Thứ ba - 20/11/2018 21:15 - 4228 lượt xem
"Học trò Thủy thần” của thầy Chu Văn An
Trong suốt cuộc đời dạy học, thầy giáo Chu Văn An đã đào tạo được nhiều học trò, trong đó có không ít học trò đỗ đạt làm quan và có nhiều cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, thầy Chu còn có một người học trò rất đặc biệt là thủy thần vì kính trọng danh tiếng, nhân cách, đức độ của thầy đã hóa thành người lên hạ giới để xin theo học. Người “học trò thủy thần” cảm thương nỗi khổ của muôn dân, vạn vật chúng sinh vì nạn hạn hạn nên đã dám chống lệnh Thiên đình để làm mưa cứu hạn. Câu chuyện về người “học trò thủy thần” tuy chỉ mang tính truyền thuyết nhưng cũng đủ nói lên đức độ của thầy giáo Chu Văn An lớn đến mức còn cảm hóa được cả thủy thần. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trang Dulichchilinh.com có bài viết ““Học trò Thủy thần” của thầy Chu Văn An” như một nén tâm hương kính dâng lên người thầy của muôn đời Chu Văn An.
Thầy giáo Chu Văn An (sinh năm 1292 – 1370) quê ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (TP Hà Nội). Thuở nhỏ, Chu Văn An đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học. Lớn lên, ông thi đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về quê mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung. Học trò theo học rất đông. Không chỉ dạy chữ mà ông còn chú trọng vào việc uốn nắn, dạy đạo đức làm người cho học trò. Cảm phục tài năng, đức độ và tấm lòng tận tâm với nghề dạy học của thầy Chu, học trò khắp mọi miền về xin theo học. Trong đó, có một cậu học trò đặc biệt là con vua thủy tề đã cảm phục tài năng, đức độ của thầy Chu đã hóa thành một cậu bé đến xin theo học.
Tương truyền, người “học trò thủy thần” khi theo học thầy Chu Văn An đã bộc lộ sự thông minh, nhanh nhẹn và siêng năng học tập. Sáng nào, người học trò này cũng đến sớm nghe thầy giảng chăm chú. Tuy nhiên, thầy Chu cũng không rõ tông tích của người học trò này ở đâu. Khi thầy hỏi người học trò chỉ nói nhà ở mãi bên kia sông. Thầy Chu cho người dò xem người học trò này ở đâu. Nhưng điều lạ là người học trò cứ đi đến khu đầm Đại (Đây là khu đầm lớn hình vành khuyên nằm giữa các làng Đại Từ, Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất. Thầy Chu biết đó là con vua Thủy Tề.
Vào năm hạn hán, nhiều tháng không có mưa, đất đai, đồng ruộng khô nẻ, sông ngòi cạn kiệt khiến người dân trong vùng không thể cấy cày và đánh bắt cá tôm cuộc sống rơi vào cảnh khốn quẫn. Xót thương cảnh nhân dân trong vùng điêu đứng vì hạn hán, thầy Chu đã hỏi các học trò xem ai có tài làm mưa cứu hạn giúp dân. Người học trò kỳ lạ đó đã đứng ra nói với thầy: “Con vâng lời thầy là trái mệnh Thiên đình nhưng con cứ làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay xin thầy chu toàn cho”. Nói xong, người học trò này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, rồi ngửa mặt lên trời khấn. Sau đó, người học trò lấy bút chấm mực vẩy khắp nơi. Khi vẩy gần hết mực cậu học trò đã tung cả nghiên mức, bút lên trời. Một lúc sau mây đen kéo đến, sấm chớp đùng đùng rồi một trận mưa lớn từ trên trời ào ào đổ xuống ruộng đồng, sông, ao, hồ, đầm được giải hạn, chẳng mấy chốc đầy nước.
Đêm đó, trên trời tiếng sét ngầm vang. Sáng hôm sau, thầy Chu Văn An được tin có thây thuồng luồng nổi lên trên mặt đầm. Biết đó là người học trò của đã hi sinh vì dân mà bị trời phạt thầy Chu khóc tiếc thương rồi sai học trò làm lễ an táng. Sau tưởng nhớ công lao về người “học trò thủy thần” có công giúp dân chống hạn, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ.
Theo truyền thuyết, nghiên mực mà người học trò tung lên trời rời xuống biến thành một đầm nước lúc nào cũng đen nên được gọi là đầm mực. Quản bút rời xuống làng Tả Thanh Oai (nay là vùng ngoại thành Hà Nội) đã giúp nhân dân trong là từ đó trở thành đất học, đất văn chương. Nơi đó, sau này sản sinh nhiều nhân tài văn học cho đất nước như Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm…
Hiện trong đền thờ thần còn đôi câu đối ghi lại sự tích này:
“Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận
Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô”.
Nghĩa là:
“Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải.
Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa hoa”.
Cậu bé “Học trò thủy thần” vì cảm ơn nghĩa dạy dỗ và tấm lòng thương dân của thầy đã nhận hi sinh, chập nhận bị trừng phạt của Thiên đình để làm mưa giải hạn hán cho nhân dân bá tính. Tuy câu chuyện chỉ mang tính truyền thuyết nhưng qua đó nói lên nhân cách, đức độ của thầy giáo Chu Văn An có sức lay động, cảm hóa được cả thủy thần./.


BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG CHÍ LINH

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây