Khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Tọa lạc tại vùng đất thanh bình Chí Linh, Hải Dương, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc chính là địa điểm tâm linh vô cùng quan trọng, tại đây có một cụm các đền thờ, chùa, các địa danh lịch sử. Trong đó quan trọng nhất chính là Chùa Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi…
@i.r.e.n.e_cd
@i.r.e.n.e_cd
Chùa Côn Sơn nằm bên dưới chân núi Côn Sơn, nơi này còn nổi danh là ngôi chùa “được trời ban phước lành”. Chùa Côn Sơn có lịch sử rất lâu đời, được xây dựng dưới thời vua Lê và nằm trong trung tâm của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cùng với một số di tích của Quảng Ninh. Đến với chùa Côn Sơn bạn sẽ được vãn cảnh chùa với không gian cổ kính, yên bình với mùi trầm, mùi nhang thơm ấm áp.
@phunganhngoc
@phunganhngoc
@minhhai96
@_nlk
Dạo quanh chùa bạn có thể đi đến khu vực Giếng Ngọc được coi là con mắt của Kỳ Lân, nơi hội tụ nhiều linh khí của trời đất. Men theo những bậc đá rêu phong như trong bài thơ của Nguyễn Trãi: “Côn Sơn có đá rêu phơi – Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm” là bạn có thể đến được đỉnh núi, nơi có Bàn Cờ Tiên. Nơi này gắn với truyền thuyết các tiên ông đến đây ngồi chơi cờ ở hòn đá phẳng của đỉnh núi, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh những đồng lúa xanh mướt của làng quê Bắc Bộ, và ngắm con sông Lục Đầu chảy ngoằn ngoèo theo chân vùng núi đồi.
Đường lên Bàn Cờ Tiên (Ảnh: @leslanggr)
Ngay bên cạnh chùa Côn Sơn chính là đền thờ Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Thế Giới. Ngôi đền có tên là Ức Chai Linh Từ nằm dưới chân núi Ngũ Nhạc, Kỳ Lân. Trong đền có pho tượng đồng của Ông cùng với tượng của Song thân ngồi 2 bên. Đền thờ Nguyễn Trãi chính là nơi lưu giữ những di sản về tâm hồn trong sáng, tài đức của vị anh hùng dân tộc vĩ đại này!
@lvtien28
@hathanh028
@lilybra
Cùng nằm trong quần thể di tích là đền Kiếp Bạc cách chùa Côn Sơn khoảng 5km, đây là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Nơi này được coi là vùng đất hội tụ nhiều linh khí của trời đất giúp vua có thể gây dựng cơ nghiệp. Cùng với các ngôi đền, chùa trong quần thể tạo nên một địa chỉ tâm linh vô cùng linh thiêng của đất nước.
@smeb94
@xiao.yue
Lễ hội Hoa đăng Đền Kiếp Bạc @ins_hynn
Đến Côn Sơn – Kiếp Bạc, khá dễ dàng, cách Hà Nội khoảng 70 km. Bạn có thể chủ động đi bằng xe máy qua lộ trình sau: Cầu Thanh Trì đi thẳng lên đường 1 sau đó rẽ sang đường 18 hướng đi Phả Lại , sau khi qua cầu Phả Lại bạn đi thêm 10km nữa đến ngã ba Sao Đỏ, từ đây rẽ theo hướng đi Quảng Ninh khoảng 1km sẽ thấy biển chỉ dẫn vào khu di tích.
@mekhanhmy
Nếu đi bằng xe khách, bạn có thể ra bến Mỹ Đình, đón xe Hà Nội – Quảng Ninh, sau đó bảo nhà xe cho xuống ở ngã 3 Sao Đỏ, rồi đi xe ôm hoặc taxi đến Côn Sơn. Giá vé từ 70.000 đến 100.000 đồng/người tùy hãng xe.
Vì đây là địa điểm tâm linh nên các bạn cũng nên chú ý ăn mặc lịch sự, đi nhẹ nói khẽ, có thể mang theo đồ ăn nhẹ và nước uống nhưng hãy đổ rác đúng chỗ nhé. Bạn nên đi 1 đôi giày mềm để tiện di chuyển vì sẽ phải đi bộ khá nhiều, đặc biệt là hành trình chinh phục đỉnh Bàn Cờ Tiên đấy!
@phunganhngoc
Đền thờ Chu Văn An
Nằm ẩn mình giữa rừng thông xanh rì bát ngát, đền thờ Chu Văn An vốn tọa lạc trên núi Phượng Hoàng và thuộc phường Văn An – thị xã Chí Linh. Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm hơi thở xưa cổ từ thời Nguyễn, đền thờ Chu Văn An còn gây ấn tượng nhờ cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ phủ lấy không gian linh thiêng nơi này. Sau nhiều đợt trùng tu nơi đây càng trở nên bề thế và nổi bật hơn với những bức phù điêu chạm khắc tinh tế cùng hơn 100 bậc đá dẫn lên đền thờ.
@ndttd.07
@huuynggo
Chùa Thanh Mai
Nép mình bên sườn núi Tam Ban, chùa Thanh Mai còn được xem là một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta. Nơi này “khoác” lên mình vẻ đẹp cổ kính đến “mê hồn”, dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng chùa Thanh Mai vẫn khiến người ta say mê bởi lối kiến trúc độc đáo, cùng thiên nhiên tuyệt mỹ. Nổi bật nhất phải kể đến vẻ đẹp ngỡ ngàng của cánh rừng phong đỏ với màu lá được thay đổi theo mùa. Còn gì tuyệt vời hơn là được lạc vào chốn thanh tịnh cho tâm hồn an yên, còn được ngắm nhìn phong cảnh hữu tình dưới những gốc cây phong đúng không nào?
@taysoanh
Ảnh: Vô Diện
@yumesora77
Ảnh: Chuồn Chuồn Kym
Đền Cao
“Khoác” lên mình vẻ đẹp cổ kính đến mê hồn, do bởi đền Cao đã được xây dựng từ những năm ở thế kỷ thứ 10. Để có được diện mạo như ngày hôm nay, đền Cao phải trải qua nhiều lần trùng tu. Nổi bật nhất có lẽ là lối kiến trúc độc đáo đậm chất thời Nguyễn của mình. Nhìn tổng thể, nơi đây gồm có 3 gian tiền tế, 2 gian trung từ và 1 gian hậu cung. Chính bởi có lối kiến trúc kiểu chữ độc đáo cùng vẻ đẹp cổ kính của mình, nên bất kể những ai khi đặt chân đến đây đều không quên ghé thăm đền Cao này.
@quynh_tran_vn
@trahuyduc
Đền Sinh – Đền Hóa
Nép mình nơi thôn An Mô – xã Lê Lợi – thị xã Chí Linh, đền Sinh – đền Hóa được xem là một trong số những kiến trúc cổ nổi bật nhất vùng đất đậm chất sử này. “Nép mình” giữa bạt ngàn rừng thẳm, có lẽ vì thế mà nơi đây như trở thành điểm nhấn nổi bật giữa không gian quá đỗi kỳ vĩ kia. Thật ra, đây là nơi thờ tự Đức Quốc Mẫu Thạch Linh – Hoàng Thị Ba và Hạo Thiên Phi Bồng đại tướng quân – Chu Phúc Uy. Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính của mình thì đền Sinh – đền Hóa còn là nơi ban phúc ban lộc cho dân nữa nhé.
@nguyenhangac
@h.x.o.a.i_
Đến với vùng đất “địa linh nhân kiệt” này, bạn không chỉ được tìm về cội nguồn của dân tộc mà còn có thể am hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Không những thế, cảnh sắc nơi Chí Linh tuy không quá hoa lệ nhưng lại khiến người ta cảm thấy an yên đến lạ kỳ mỗi khi đặt chân đến. Thế còn bạn, có muốn đến Chí Linh và khám phá những điều tuyệt vời không nào?
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn