Hôm nay (5/12) thông xe toàn tuyến cao tốc 6 làn xe Hà Nội - Hải phòng dài hơn 105km. Với vận tốc thiết kế tốc độ tối đa lên tới 120km/h, tối thiểu là 60km/h, tuyến đường này được các chuyên gia giao thông đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.
Chủ đầu tư đã đưa ra mức phí toàn tuyến từ vành đai 3 Hà Nội đến cảng Đình Vũ (Hải Phòng) cho mỗi lượt xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 160.000 đồng; cao nhất là 840.000 đồng cho xe tải trên 18 tấn, xe container.
Một vài hình ảnh ấn tượng về tuyến cao tốc hiện đại này:
|
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được thiết kế 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc cho phép tối đa 120 km/h. Khoảng cách an toàn giữa các xe là 100m |
|
Giá long môn treo biển báo tốc độ được lắp đặt chắc chắn, thoáng đãng, giúp lái xe dễ dàng quan sát |
|
Biển chỉ dẫn kèm tiếng Anh giúp cho người nước ngoài dễ dàng hơn khi tham gia giao thông trên cao tốc này |
|
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng còn cung cấp hệ thống thu phí khép kín, dùng công nghệ thẻ IC của Nhật Bản, có thể phát hành thẻ tự động, Sau khi nhận thẻ, barrier sẽ tự động mở cửa cho xe đi qua |
|
Theo dữ liệu trên thẻ, nhân viên thu phí tại cửa ra sẽ tính mức phí, thu tiền và in hóa đơn cho khách hàng. Nếu lái xe làm mất hoặc hỏng thẻ sẽ phải bồi thường 200.000 đồng. Hệ thống này giúp cho lái xe qua trạm thu phí dễ dàng và nhanh chóng |
|
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có những điểm giao cắt với các tuyến quốc lộ được thiết kế hiện đại và đầy tính thẩm mỹ (Trong ảnh là nút giao với quốc lộ 10, nút giao lớn và quan trọng nhất toàn tuyến) |
|
Toàn tuyến có 39 vị trí giao cắt trực thông (đường ngang vượt đường cao tốc bằng cầu vượt hoặc đường ngang đi dưới cao tốc bằng hầm chui), bao gồm đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương |
|
Có 9 cầu lớn vượt sông với tổng chiều dài 4.532 m, trong đó có các cầu lớn như Thái Bình (822 m), Thanh An (963 m) và Lạch Tray (1.252m). Trong ảnh là cầu Thanh An thuộc địa phận Hải Dương |
|
Cầu Thái Bình có hệ thống cách âm độc đáo được lắp đặt tại các tuyến cao tốc hiện đại trên thế giới. Đây là tường cách âm lần đầu được sử dụng tại Việt Nam. |
|
Những tấm cách âm đặt dọc hai bên cầu sẽ hút toàn bộ tiếng ồn của các phương tiện để tránh làm phiền khu dân cư sinh sống ngay cạnh đường cao tốc |
|
Kết cấu mặt đường cao tốc được thiết kế theo tiêu chuẩn AASHTO 1993 và được kiểm toán theo tiêu chuẩn Việt Nam 22TCN211-06, trong đó mặt đường được rải lớp bê tông nhựa tạo nhám và bê tông nhựa polimer giúp ôtô có thể chạy tốc độ cao |
|
Dải phân cách giữa lòng đường được đúc bằng bê tông, cao hơn 1 m, có gắn phản quang giúp lái xe dễ quan sát vào ban đêm. Điều này không chỉ để dòng phương tiện đi ngược chiều tránh được đèn pha của nhau mà còn hạn chế tối đa việc chạy băng ngang đường của người dân |
|
Nhà thầu đang tiếp tục xây dựng 1 trạm dịch vụ tại Km53+600 (Hải Dương), 2 trạm dừng chân tại Km24+600 (Hưng Yên) và Km76+900 (Hải Phòng). |
|
Về đêm, hệ thống đèn cao áp được bật sáng trưng đảm bảo cho các phương tiện lưu thông an toàn |