Thành phố Chí Linh kết nối di sản để phát triển du lịch bền vững

Thứ tư - 11/09/2019 16:24 - 2486 lượt xem
Đền thờ, Tháp mộ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ( Phường Văn An, TP. Chí Linh).
Đền thờ, Tháp mộ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ( Phường Văn An, TP. Chí Linh).
Kết nối di sản để thúc đẩy ngành du lịch phát triển đang là một xu thế tất yếu. Những năm gần đây, Thành phố Chí Linh cũng đẩy mạnh việc kết nối các di sản, di tích trên địa bàn để ngành du lịch phát triển bền vững.

16
Đền thờ thầy giáo Chu Văn An( Phường Văn An, TP. Chí Linh)
 
17632459 1244273209026500 4076045235978072692 o
Viên Thông Bảo Tháp chùa Thanh Mai( Xã Hoàng Hoa Thám, TP. Chí Linh)
 
22180012 1426593350794484 7649852192485922160 o
Nghi Môn đền Cao( Phường An Lạc, TP.Chí Linh)
 
36176031 1900278633361961 3344561792981401600 n
Lễ rước bộ- lễ hội truyền thống đền Sinh- đền Hóa( Xã Lê Lợi, TP Chí Linh).
 
51048640 569933596855732 7805529570676834304 n
Toàn cảnh di tích Quốc gia Đặc Biệt Kiếp Bạc( Xã Hưng Đạo, TP Chí Linh).
 

 
Kết nối tâm linh phục vụ du khách dự lễ hội mùa thu Côn Sơn Kiếp Bạc

Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc hàng năm diễn ra vào trung tuần tháng 8 (âm lịch) nhằm tưởng niệm ngày mất của Danh tướng thế giới, Anh hùng Dân tộc Trần Hưng Đạo. Đây là lễ hội mùa thu lớn nhất miền Bắc. Hơn 700 năm qua, Anh hùng Dân tộc Trần Hưng Đạo luôn được nhân dân tôn thờ, phong thánh với tôn xưng Đức Thánh Trần. Vì vậy, hàng năm, lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc thu hút đón tiếp hàng chục vạn lượt người về tham quan, chiêm bái.
Để nhằm thúc đẩy và thu hút du khách về dự lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc, TP Chí Linh đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội, kết nối di tích tạo thành chuỗi hoạt động để phục vụ du khách. Về Chí Linh du khách không chỉ tham quan, chiêm bái tại các di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trong không gian lễ hội mà còn có thể tham quan, trải nghiệm, chiếm bái nhiều di tích nổi tiếng khác trên địa bàn thành phố như: Đền Sinh – Đền Hóa, đền Chu Văn An, đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, chùa Thanh Mai, quần thể di tích đền Cao.

Thực hiện sự chỉ đạo của thành phố, những năm gần đây, Ban Quản lý Di tích Chí Linh xây dựng kế hoạch, phân công cán bộ, nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ tiếp đón du khách tại các di tích Đền Sinh – đền Hóa, đền Chu Văn An, đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, Quần thể di tích đền Cao. Trong đó, chú trọng ở 2 cụm di tích Đền Sinh – Đền Hóa và đền Chu Văn An, đền Nguyễn Thị Duệ, bởi 2 cụm di tích này đều nằm trên đường vào Côn Sơn – Kiếp Bạc thuận lợi cho việc di chuyển, tham quan của các đoàn du khách khi về trảy hội mùa thu.

Đền Sinh – đền Hóa là di tích quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Di tích có tên trong hồ sơ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, được Unesco công nhận “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Nơi đây còn thờ đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên với huyền tích sinh ra ở khe tảng đá khổng lồ giống hình hài người phụ nữ trong tư thế sinh nở (Tảng đá hình phụ nữ trong tư thế sinh nở được dân gian tôn là Đức Thánh Mẫu Thạch Linh). Đền Sinh – đền Hóa còn gắn với truyền thuyết về Trần Hưng Đạo được Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hiển linh trợ giúp đánh giặc. Tương truyền vào thế kỷ 13, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã thực hiện 3 cuộc kháng chiến trong quân Nguyên Mông xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần 3, Trần Hưng Đạo đã đến đền dâng hương khấn thần linh phù hộ và Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên đã hiển linh trợ giúp cho quân dân nhà Trần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông. Nơi đây còn được  vua, quan và nhân dân chọn làm nơi cầu đảo cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu, làm ăn may mắn, sức khỏe dồi dào. Đặc biệt nơi đây, rất linh ứng trong việc cầu tự (cầu con). Vì vậy, hàng năm di tích Đền Sinh – đền Hóa thu hút hàng vạn lượt du khách đến tham quan, chiêm bái và cầu may mắn, cầu con cái, trong đó nhiều sở cầu về con cái đã được toại nguyện.

Đền Sinh - đền Hóa nằm gần di tích Côn Sơn trong không gian linh thiêng của khu di tích Quốc gia Đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc và cũng gắn với truyền thuyết về Trần Hưng Đạo. Vì vậy, tuy không phải ngày lễ hội chính của di tích nhưng Ban Quản lý Di tích Chí Linh vẫn tổ chức một số hoạt động nhằm kết nối tâm linh phục vụ du khách thực hành tín ngưỡng tâm linh khi về dự lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2019, Ban Quản lý Di tích Chí Linh đã xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức kết nối các điểm di tích trên địa bàn thành phố, đón tiếp phục vụ du khách về tham quan, dâng hương, chiêm bái tại Đền Sinh – Đền Hóa. 

Đẩy mạnh kết nối di sản để phát triển du lịch bền vững

Trên địa bàn thành phố Chí Linh có nhiều di tích văn hóa lịch sử thờ các danh nhân nổi tiếng bấc nhất trong lịch sử nước Việt. Ngoài Danh tướng thế giới, Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo thờ ở di tích đền Kiếp Bạc; Danh nhân Văn hóa Thế giới, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi thờ ở di tích Côn Sơn còn có Danh nhân, Vạn thế sư biểu Chu Văn An, Nữ Tiến sĩ khoa bảng đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Duệ ở khu di tích Phượng Hoàng, Vua Lê Đại Hành, 5 vị tướng họ Vương ở quần thể di tích quốc gia đền Cao và huyền sử về thiên thần Phi Bồng Hiệu Thiên ở đền Sinh – đền Hóa… Các di tích còn là những điểm có thắng cảnh đẹp và việc thực hành tín ngưỡng ở các di tích có nhiều nét riêng độc đáo, đặc sắc cuốn hút du khách đến tham quan, lễ bái và tìm hiểu. Đây là những điều kiện lý tưởng để TP Chí Linh phát triển du lịch tâm linh. Những năm gần đây việc kết nối các di tích trên địa bàn TP Chí Linh để phát huy giá trị di sản phục vụ du khách đã được quan tâm hơn.

Điều đó thể hiện bằng việc, trên trang Web Dulichchilinh.com của Ban Quản lý Di tích Chí Linh đã tích cực tuyên truyền về các điểm di tích trên địa bàn Chí Linh, trong đó có tuyên truyền về các di tích của Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. Trang Dulichchilinh.com còn tuyên truyền về cuộc đời sự nghiệp của Danh tướng thế giới, Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Danh nhân Văn hóa Thế giới, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Điều này, giúp cho du khách nằm được tổng thể về vùng đất, văn hóa, lịch sử của Chí Linh khi tìm hiểu về các di tích trên địa bàn thành phố.

Trong các cuộc tọa đàm, hội nghị, hội thảo chủ đề về văn hóa, lịch sử về vùng đất Chí Linh hay các di tích, phát triển du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với TP Chí Linh thì 2 ban Quản Lý Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc và Ban Quản Lý Di tích Chí Linh đều được mời tham dự, hoặc là các cơ quan tham gia tổ chức, tham mưu cho cơ quan cấp trên tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm đó. Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên 2 cơ quan cũng thường xuyên gặp gỡ trao đổi thông tin về di tích, lịch sử, văn hóa hay trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, bảo vệ di tích, di sản. Qua đó tăng cường mối quan hệ, đoàn kết gắn bó giữa 2 Ban Quản lý.

Các doanh nghiệp về du lịch khi về khảo sát các di tích của Chí Linh đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, TP Chí Linh cũng như 2 ban Quản lý Côn Sơn – Kiếp Bạc và Chí Linh tạo điều kiện khảo sát, tìm hiểu về di tích, cảnh quan để qua đó xây dựng các tour du lịch. Nhiều công ty đã đưa các di tích của Ban Quản lý Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc và Ban Quản lý Di tích Chí Linh quản lý vào chương trình tour du lịch, vì vậy nhiều đoàn du khách về thăm Côn Sơn – Kiếp Bạc cũng đều tham quan di tích do Ban Quản lý Di tích Chí Linh quản lý và ngược lại.

Trong thời gian tới, TP Chí Linh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối di tích, di sản trong địa bàn thành phố và các địa phương lần cận. Điều đó giúp cho du khách có dịp tìm hiểu, tham quan và hiểu hơn về vùng đất, con người Chí Linh và các địa phương khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, góp phần giúp cho lĩnh vực du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố Chí Linh ngày càng phát triển.
 

Ban QLDT Chí Linh

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây