Nghề nuôi rắn độc tiềm ẩn nhiều rủi ro

Thứ bảy - 04/05/2019 10:16 - 2733 lượt xem
Nghề nuôi rắn độc tiềm ẩn nhiều rủi ro
Phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, vốn nổi tiếng với nghề nuôi rắn độc. Tuy nhiên, những năm trước đây do thị trường đầu ra chủ yếu là xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, nên không ổn định, có thời điểm giá lên rất cao, nhưng có lúc lại xuống rất thấp, khiến người nuôi không dám đầu tư. Hơn 2 năm trở lại đây, việc tiêu thụ tương đối ổn định khiến nhiều người lại mạnh dạn đầu tư nuôi rắn theo quy mô trang trại. Nghề này mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thị trường bấp bênh...

Anh Hoàng Công Long ở Khu dân cư Chi Ngãi 1 có kinh nghiệm nuôi rắn hơn 20 năm. Từng có thời điểm ăn nên làm ra nhờ rắn, nhưng cũng có thời điểm thị trường đầu bấp bênh. anh Long phải chuyển sang nghề khác. Khi có đối tác cam kết tiêu thụ ổn định, anh Long đã quyết tâm quay lại với nghề. Hiện nay, anh đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng trang trại nuôi rắn rộng hơn 1ha, có hơn 100 chuồng nuôi, rắn nuôi tại đây chủ yếu là rắn Hổ trâu và Hổ mang, với số lượng mỗi lứa gần 9.000 con, với giá bán trung bình 500.000 đồng/kg, dự kiến doanh thu gần 10 tỷ đồng mỗi năm.  

Ngoài việc tập trung nuôi nuôi rắn thương phẩm xuất bán sang Trung Quốc, anh Long cũng đang đẩy mạnh nuôi rắn đẻ để bán giống tại thị trường trong nước. Theo các hộ nuôi rắn ở phường Cộng Hòa, hiện nay, lượng rắn xuất bán sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 95%. Bởi thịt rắn được người Trung Quốc ưa chuộng nên nhu cầu về loại thực phẩm này rất cao. Khi Trung Quốc đột ngột ngừng thu mua thì người nuôi rắn sẽ bị thiệt hại rất lớn. Bởi mỗi một con rắn thương phẩm nuôi đến kỳ xuất bán phải mất từ 1,5 đến 2 năm. Trong khi, mỗi kg rắn thương phẩm sẽ tiêu tốn khoảng từ 300.000 đến 350.000 đồng tiền mồi, chưa kể chi phí nhân công, điện nước.

Trên địa bàn phường Cộng Hòa, hiện có hơn 20 hộ nuôi rắn, chủ yếu tập trung ở Khu dân cư Chi Ngãi 1 và Chi Ngãi 2, với quy mô nuôi từ 300 đến 10.000 con/hộ. Hiện nay, nhiều hộ còn tận dụng chuồng nuôi lợn, gà để cải tạo thành chuồng nuôi rắn. Mặc dù nghề nuôi rắn lợi nhuận cao nhưng bấp bênh, tiêu thụ theo đường tiểu ngạch, người nuôi không chủ động được đầu ra nên tránh đầu tư ồ ạt thiệt hại về kinh tế. Hơn nữa nuôi rắn độc còn tiềm ẩn nguy hiểm cho chính người nuôi, gia đình và cộng đồng.

Trần Hùng (Hải Dương TV)

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây