Nguồn gốc Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Chủ nhật - 01/09/2019 11:23 - 3920 lượt xem
Nguồn gốc Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc
Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích Quốc gia đặc biệt, thuộc thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và là chốn tổ của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm: Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa, Thánh tổ Huyền Quang,….Không chỉ gắn với các danh nhân, Côn Sơn Kiếp Bạc còn có địa danh núi sông hòa hợp, sơn thanh thủy tú, phong cảnh hữu tình, có vị trí quan trọng về giao thông và quân sự. Nơi đây hội tụ nhiều giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đặc sắc và phong phú.

Theo lệ cổ vào ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương (20/8 âm lịch) và ngày viên tịch của Thiền sư Huyền Quang (23 tháng giêng), triều đình đều cử các quan đại thần, các quan phủ, trấn giữ vùng lân cận về dự lễ tế cầu đảo, cầu quốc thái dân an, nhân dân nô nức xa gần về trảy hội Côn Sơn, Kiếp Bạc tưởng niệm các bậc vĩ nhân
Hàng năm, vào trung tuần tháng 8 âm lịch (từ ngày 10 đến ngày 20), khu di tích đặc biệt quốc gia long trọng tổ chức lễ hội mùa thu Côn Sơn, Kiếp Bạc. Nhằm kỷ niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (20/8) và kỷ niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi (16/8). Đây là Lễ hội truyền thống thu hút đông đảo nhân dân cả nước tham dự. Lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn- Kiếp Bạc là nét văn hóa đặc trưng của tỉnh Hải Dương nói riêng và của vùng đất xứ Đông nói chung.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích Quốc gia đặc biệt; Năm 2013, Lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc được nhà nước vinh danh là Lễ hội văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc diễn ra với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian đặc sắc: tế, lễ tưởng niệm, rước bộ, hội quân, lễ cầu an, hội hoa đăng, ban ấn, diễn xướng hầu Thánh, bơi chải, nấu cơm thi, bắt vịt, cờ tướng,... nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng đáp ứng nhu cầu tâm linh: cầu duyên, cầu tự, cầu công danh, cầu tài, cầu sức khỏe,...

Trải hơn 700 năm, Lễ hội Côn Sơn- Kiếp Bạc trở thành “Quốc lễ”, là lễ hội truyền thống không thể thiếu trong đời sống tâm linh của dân tộc, là thuần phong mỹ tục góp phần làm nên bản sắc văn hóa đa dạng đặc sắc đồng thời tôn vinh công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ mai sau.

 

Lễ cầu an và hội hoa đăng

Liên hoan Diễn xướng hầu Thánh

Lễ khai ấn và ban ấn

Lễ Hội quân trên sông Lục Đầu

Giải đua thuyền truyền thống

Nguồn: Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây