Quang cảnh ở chùa Thanh Mai

Vẻ độc đáo của ngôi chùa chốn rừng sâu, núi cao ở Chí Linh

 22:04 21/02/2020

Nằm ẩn mình giữa bạt ngàn cây lá, bảng lảng khói sương, chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, TP. Chí Linh, Hải Dương hiện ra với vẻ cổ kính, uy nghi, thu hút đến lạ lùng. Đây cũng chính là nơi gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ - người đã có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển chùa Thanh Mai.

Chí Linh mùa cây phong đỏ lá

Chí Linh mùa cây phong đỏ lá

 21:45 13/01/2020

Nằm bên khúc sông Lục Đầu Giang, mảnh đất Chí Linh (tỉnh Hải Dương) đã gắn liền với nhiều cuộc đời, sự nghiệp của những vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Đến Chí Linh, du khách ngỡ như đang đi vào miền hoài cổ với những câu chuyện chiến công của Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, chốn xưa của người thầy giáo muôn đời Chu Văn An.
Đâu đó, ta còn thấy bóng dáng anh hùng dân tộc-danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi ngồi uống trà, làm thơ dưới gốc thông già…

Lễ hội hoa đăng tại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Nhiều điểm nhấn hấp dẫn tại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019

 19:45 03/09/2019

Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương) cho biết: Công tác chuẩn bị cho Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019 (diễn ra từ ngày 8 đến 18/9, tức ngày 10-20/8 âm lịch) đã cơ bản hoàn tất. Lễ hội năm nay được tổ chức từ ngày 08-18/9 (10-20/8 Âm lịch) nhằm tưởng niệm 719 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, tưởng niệm 577 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, đặc biệt tôn vinh triều đại nhà Trần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.

Nguồn gốc Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Nguồn gốc Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

 11:23 01/09/2019

Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích Quốc gia đặc biệt, thuộc thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và là chốn tổ của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm: Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa, Thánh tổ Huyền Quang,….Không chỉ gắn với các danh nhân, Côn Sơn Kiếp Bạc còn có địa danh núi sông hòa hợp, sơn thanh thủy tú, phong cảnh hữu tình, có vị trí quan trọng về giao thông và quân sự. Nơi đây hội tụ nhiều giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đặc sắc và phong phú.

Lãnh đạo Báo Hải Dương giới thiệu với lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình về giá trị của di tích Kiếp Bạc. Ảnh: P.V

Về thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc

 21:40 30/03/2019

Nếu như Nam Định là quê hương của Đức Thánh Trần, Hà Nam là kho quân lương lớn nhất của nhà Trần thì Vạn Kiếp, Kiếp Bạc chính là nơi Người đã cống hiến cả cuộc đời và làm nên sự nghiệp lẫy lừng với 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi. Đây cũng là nơi Đức Thánh Trần hiển Thánh mất đi. Vậy nên trong tiềm thức dân gian Kiếp Bạc chính là thánh địa thờ Đức Thánh Trần. Cách Kiếp Bạc không xa là di tính Côn Sơn - nơi ẩn dật tu tâm, dưỡng tính của các bậc danh nhân tiêu biểu cho tâm hồn, khí khách tinh hoa văn hóa Việt ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tất cả hòa quyện tạo nên "Côn Sơn - Kiếp Bạc” - Khu di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Hải Dương.

Thông báo lịch nghỉ lễ, Tết năm 2019

Thông báo lịch nghỉ lễ, Tết năm 2019

 20:47 29/11/2018

Căn cứ theo Thông báo số 3238/TB-LĐTBXH ngày 06/8/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc nghỉ lễ, Tết năm 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

ác ngày đại lễ và sự lệ hàng năm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

Các ngày đại lễ và sự lệ hàng năm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

 20:38 27/10/2018

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc , nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của dân tộc. Hàng năm, tại Khu di tích diễn ra nhiều sự lệ nhằm tưởng niệm, tri ân các bậc danh nhân, anh hùng dân tộc, các bậc Thánh Vương, Đức Phật đã gắn bó cuộc đời và sự nghiệp với vùng đất này. Các sự lệ được duy trì hàng năm đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đồng chí Trương Tấn Sang, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm 718 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ấn tượng tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2018

 20:06 30/09/2018

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2018 được tổ chức từ ngày 19-30/9 (10-20/8 Âm lịch) nhằm tưởng niệm 718 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, tưởng niệm 576 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, đặc biệt tôn vinh triều đại nhà Trần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. Bao gồm các nghi lễ: Lễ Khai ấn và ban ấn cho nhân dân, Lễ rước bộ; Lễ giỗ Đức Thánh Trần. Lễ tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Lễ cầu an và Hội hoa đăng... Phần hội là các trò chơi dân gian truyền thống như: đua thuyền truyền thống, diễn xướng hầu Thánh, trình diễn nghệ thuật múa rối nước,...
Để tỏ lòng tiếc thương, kính trọng đối với cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong Lễ quốc tang tổ chức vào 2 ngày 26, 27/9/ 2018 (17, 18 tháng 8 âm lịch), Ban Tổ chức Lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2018 đã quyết định điều chỉnh quy mô và thời gian tổ chức một số nội dung lễ hội. Nội dung cụ thể như sau:

Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ảnh: Thành Chung

Tưởng niệm 576 năm ngày mất Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi

 21:52 25/09/2018

Buổi lễ thể hiện sự trân trọng lịch sử, giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ, tôn vinh các bậc tiền nhân có công lao trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Chuyện về nữ tiến sĩ có nhiều đóng góp cho nền giáo dục khoa bảng Việt Nam

Chuyện về nữ tiến sĩ có nhiều đóng góp cho nền giáo dục khoa bảng Việt Nam

 20:37 18/09/2018

Bà Nguyễn Thị Duệ là nữ Tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của nền giáo dục khoa bảng Việt Nam thời phong kiến. Cuộc đời bà có nhiều biến động, sóng gió nhưng bằng lòng nhiệt huyết bà vẫn vượt qua những khó khăn để có những đóng góp vào nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục khoa bảng thời phong kiến nói riêng. Nhân năm học mới 2018 – 2019 chuẩn bị bắt đầu, trang Web site Dulichchilinh.com có bài viết về Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, dưới góc độ của một nhà giáo dục tài năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đồng thời để cổ vũ, khích lệ và mong muốn nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước.

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây