Một số hình ảnh chùa Côn Sơn năm 1999

Thứ năm - 28/02/2019 15:34 - 6278 lượt xem
Một số hình ảnh chùa Côn Sơn năm 1999
Chí Linh quê tôi xin chia sẻ một số hình ảnh chùa Côn Sơn chụp 20 năm về trước do bạn Dũng Ngtr chia sẻ trên group chùa Việt.
Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm
Vĩnh, Thanh chưa đến thiền tâm chưa đành

(Vĩnh = chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang; Thanh = chùa Thanh Mai, Hải Dương)

Chùa Côn Sơn thuộc xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương); chùa nằm dưới chân núi Kỳ Lân là một di tích lịch sử nổi tiếng. Chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh). Theo truyền thuyết, chùa Côn Sơn được xây dựng từ thời Đinh, đến thời nhà Trần năm 1304, sư Pháp Loa cho mở rộng thêm và đến năm 1329 chùa được tôn tạo với quy mô lớn thành Côn Sơn Thiên Phúc tự sau đó giao cho sư Huyền Quang chủ trì.

Năm 1999, kiến trúc chùa được xây theo kiểu chữ công (I) bao gồm một số hạng mục như :
1- Tam quan: đường vào cổng tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê rợp mát. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê.
2- Sân chùa: trong sân chùa có rất nhiều cây đại cổ kính, thâm trầm; sân chùa có 4 nhà bia, trong đó có bia "Thanh Hư động" và bia hình lục lăng.
3- Tiền đường (bái đường) - Thiêu hương: nơi đặt hương án
4- Thượng điện: là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét.
5- Nhà Tổ: phía sau Thượng điện, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
6- Đăng Minh bảo tháp: giữa hai khu vườn tháp, ở phía trên giếng Ngọc là Đăng Minh bảo tháp - tháp Tổ Huyền Quang, vị Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Bảo tháp hiện nay được dựng lại trên nền tháp cũ, trên bình đồ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m, được ghép bởi những phiến đá hình hộp chữ nhật.
7- Thanh Hư động ở phía Tây Bắc núi Côn Sơn; đây là một thung lũng được bao bọc bởi núi Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc, giữa là suối Côn Sơn. Thanh Hư động bao gồm nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, gắn với một số danh nhân, hiền sĩ thời Trần và thời Lê, như nhà ở của Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, cầu Thấu Ngọc, nền nhà Nguyễn Trãi, bàn đá, suối Côn Sơn…
8- Từ chùa leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m); đây là một khu đất bằng phẳng, có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên.
9- Hồ Côn Sơn có diện tích 43 ha, bao quanh hồ là hệ thống đường dạo, cây cảnh, đồi thông rất đẹp.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Ảnh: Quang Hung Nguyen + Đoàn Nguyễn

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

 Từ khóa: chí linh, côn sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây