Lên thăm Ngũ Nhạc linh từ

Thứ hai - 31/12/2018 22:01 - 4138 lượt xem
Lên thăm Ngũ Nhạc linh từ
Trên đỉnh núi Ngũ Nhạc có 5 kệ thờ được dựng bằng đá nằm trên 5 đỉnh núi, có rừng thông bao phủ cảnh rất hữu tình. Từ nơi đặt bàn thờ chính khách vãn cảnh có thể thả mình trong mây nước ngắm phong cảnh mênh mông bát ngát xung quanh, có thể nhìn thẳng về sông Cầu, sông Thương và cả vùng núi trùng điệp phương Bắc.

Núi Ngũ Nhạc nằm về phía Đông Bắc của Côn Sơn, có 5 đỉnh. Trên các đỉnh núi này người xưa cho xây 5 miếu thờ sơn thần nên gọi là “Ngũ Nhạc linh từ”. Chính vì cách gọi tên “Ngũ Nhạc linh từ” nên nhiều người nhầm hiểu Từ là Đền. thực ra ở Ngũ Nhạc chỉ có miếu. Miếu có quy mô nhỏ dài 3m rộng 2m, cao khoảng trên 1m. Kiến trúc giống như một cái lăng, không có mái, trên miếu chỉ có một lư hương thờ trung thiên. Cách gọi “Ngũ Nhạc linh từ” chỉ là một cách gọi theo kiểu từ ghép Đền Miếu như một vế của câu đối ở đền Kiếp Bạc: “Từ miếu hinh hương cơ tứ hải”.

Xét về ngữ nghĩa của chữ Nhạc có nghĩa là: Năm núi Nhạc, còn chữ Nhạc có nghĩa là núi thiêng.

Đạo giáo ở Trung Quốc chẳng những phong danh hiệu cho Ngũ Nhạc mà còn phân chia chức năng cho từng quả núi.

– Đông Nhạc – Thái Sơn: Tiêu biểu cho sự tôn nghiêm của Ngũ Nhạc và quản việc cát hung, hoạ phúc của nhân gian.

– Nam Nhạc – Hoành Sơn: Thống đốc các loài thuỷ tộc.

– Tây Nhạc – Hoa Sơn: Quản Ngũ kim và họ nhà chim.

– Bắc Nhạc – Hằng Sơn: Chủ quản sông, biển, ao, hồ, các loài thú, rắn, rết, côn trùng.

– Trung Nhạc – Tùng Sơn: Chủ quản cây cối, núi rừng, khe vực.

Do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, ở Côn Sơn, nguời xưa đã xây dựng 5 miếu thờ trên cùng một dãy núi, vì thế mà có tên Ngũ Nhạc linh từ. 5 miếu trên Ngũ Nhạc có thể được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII – XIV – là thời kì phát triển của đạo giáo Việt Nam. Vào thời Trần có đạo sĩ Huyền Vân luyện đan ở núi Phượng Hoàng nên vua Trần đặt tên là động Huyền Thiên. Ở Côn Sơn có động Thanh Hư và Ngũ Nhạc có 5 miếu thờ Sơn thần mang đậm chất của đạo Giáo.

Trên 5 đỉnh núi có 5 miếu thờ 5 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung phương. Căn cứ vào tên gọi lư hương bằng đá ở miếu cao nhất “Đông lư miếu” 5 miếu này lần lượt có tên:

Đông phương miếu: Tượng trưng cho hành mộc – màu xanh.

Tây phương miếu: Tượng trưng cho hành kim – màu trắng.

Nam phuơng miếu: Tượng trưng cho hành hoả – màu đỏ.

Bắc phương miếu: Tượng trưng cho hành thuỷ – màu đen.

Trung phương miếu: Tượng trưng cho hành thổ – màu vàng.

5 miếu mang những chức năng quản việc cát, hung, hoạ, phúc, thống lĩnh muôn loài và chủ quản cây cối, núi rừng, khe vực. Vì thế mới lý giải được vì sao đường cao, dốc dài, dây gai chắn lối mà các tín đồ phật tử vẫn hành hương lên Ngũ Nhạc linh từ để cầu phúc, tránh hoạ, mong cho mùa màng phong đăng hoà cốc, quốc thái, dân an.

Sau khi được trùng tu, Ngũ nhạc linh từ được khánh thành vào ngày 13/2/2006, tức 16 tháng Giêng âm lịch, đúng vào dịp khai mạc lễ hội mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc.

Tháng tám âm lịch tới đây, lễ hội mùa thu Côn Sơn Kiếp Bạc lại mở. Khách thập phương về dự khai hội hãy dành thời gian lên đỉnh Ngũ nhạc để vãn cảnh núi non mây trời kỳ vỹ này. Ngũ Nhạc Linh Từ không chỉ là địa chỉ thiêng cho du lịch văn hóa tâm linh mà nay còn được nhiều hội viên khí công dưỡng sinh chọn làm nơi tiếp thụ khí thiêng trong luyện công, dưỡng khí. Dưới đây là hình ảnh ghi lại sau một chuyến hành hương.

SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC
SONY DSC

Nguồn: ongngoaibinhduong2012

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây