Bỏ túi cuốn cẩm nang đi du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc trong ngày

Thứ hai - 31/12/2018 21:52 - 3739 lượt xem
Mang lòng thành đến thăm Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc địa điểm tâm linh nổi tiếng của Hải Dương
Mang lòng thành đến thăm Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc địa điểm tâm linh nổi tiếng của Hải Dương
Nằm cách Hà Nội 80km, Côn Sơn - Kiếp Bạc từ lâu đã vốn nổi tiếng với những di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của nhiều vị anh hùng và danh nhân đất Việt.

Đôi nét về khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Sự cổ kính luôn làm cho du khách đến đây đều có cảm giác như đang sống chậm lại. (Nguồn: maito.ntt21)

Sự cổ kính luôn làm cho du khách đến đây đều có cảm giác như đang sống chậm lại. (Nguồn: maito.ntt21)

Quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong các cuộc kháng chiến lịch sử của dân tộc ta.

Quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. (Nguồn: hahanhlinhtb)

Quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. (Nguồn: hahanhlinhtb)

Đây cũng là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo…

Đây là nơi thờ các vị anh hùng dân tộc. (Nguồn: hahanhlinhtb)

Đây là nơi thờ các vị anh hùng dân tộc. (Nguồn: hahanhlinhtb)

Không chỉ vậy, nơi đây còn có núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối đúng như những gì mà đại thi hào Nguyễn Trãi đã miêu tả trong Côn Sơn ca.

Nếu có dịp hãy một lần ghé qua đây nhé! (Nguồn: huybetn)

Nếu có dịp hãy một lần ghé qua đây nhé! (Nguồn: huybetn)

Đến với khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc vào bất cứ mùa nào cũng thấy không khí mát lành, đất trời Côn Sơn như hòa quyện vào với nhau.

Côn Sơn - Kiếp Bạc không chỉ đẹp bởi nét kiến trúc cổ kính... (Nguồn: huynhmytrang)

Côn Sơn - Kiếp Bạc không chỉ đẹp bởi nét kiến trúc cổ kính... (Nguồn: huynhmytrang)

Cũng chính vì thế, Côn Sơn - Kiếp Bạc từ lâu đã in sâu vào trong tìm thức của người dân yêu lịch sử Việt Nam và ngày nay nơi đây đã trở thành thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.

... mà còn bởi sự trang nghiêm trong các ngôi chùa. (Nguồn: chunny13elieve)

... mà còn bởi sự trang nghiêm trong các ngôi chùa. (Nguồn: chunny13elieve)

Vì vậy, nếu đến với Côn Sơn - Kiếp Bạc du khách không những được khám phá, tìm hiểu về văn hóa, lịch sự nguồn cội mà còn được hoà mình vào phong cảnh thiên nhiên hữu tình với núi, với sông, với rừng thông vừa kín đáo vừa thơ mộng.

Kiến trúc cổ thường thấy ở các ngôi đình chùa Bắc Bộ. (Nguồn: nhattruongg)

Kiến trúc cổ thường thấy ở các ngôi đình chùa Bắc Bộ. (Nguồn: nhattruongg)

Đi gì đến Côn Sơn – Kiếp Bạc?

Nếu di chuyển từ Hà Nội, bạn có thể đi xe khách hoặc đi ô tô tự lái, xe máy. Nên tùy vào điều kiện, hoàn cảnh mà bạn có thể chọn các loại hình di chuyển cho phù hợp.

Di chuyển bằng xe khách: Bạn bắt xe khách đi Cẩm Phả (xe có ở bến xe Mỹ Đình, với các hãng xe là Kumho Việt Thanh, Đức Phúc, Kalong) và dặn nhà xe cho xuống ở ngã ba Sao Đỏ. Từ ngã ba Sao Đỏ, bạn đi xe ôm hoặc xe taxi ra Côn Sơn.

Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô tự lái: Bạn di chuyển theo hướng đường 18 đi Phả Lại, đến cầu Phả Lại thì lưu ý đi với tốc độ khoảng 50km/h là sẽ đến ngã ba Sao Đỏ. Đi từ ngã ba Sao Đỏ theo biển chỉ dẫn đi hướng Quảng Ninh khoảng 1km là rẽ trái, sau đó tiếp tục đi thẳng là tới Côn Sơn.

Một góc yên bình nơi đây. (Nguồn: _huyyisdabest_)

Một góc yên bình nơi đây. (Nguồn: _huyyisdabest_)

Nếu để đi được cả Côn Sơn và Kiếp Bạc trong một ngày, bạn nên đi Côn Sơn trước, sau đó cuối trưa, đầu giờ chiều di chuyển sang Kiếp Bạc sẽ tiện đường hơn.

Địa chỉ ăn uống, nghỉ ngơi khi đến Côn Sơn – Kiếp Bạc

Do chỉ đi trong ngày nên bạn không cần phải thuê nhà nghỉ để tiết kiệm chi phí. Và tại Côn Sơn - Kiếp Bạc cũng có rất nhiều chòi nghỉ cho khách du lịch và hành hương nên bạn có thể mang theo tấm bạt hoặc nilon để trải ra ngồi nghỉ.

Ngoài ra, vì giá dịch vụ ăn uống ở đây cũng khá cao, các món ăn cũng không đa dạng lắm, chủ yếu là bún, phở, xôi nên bạn hãy tự chuẩn bị đồ an mang theo, có thể là bánh mì, giò, ruốc kèm nước uống để ăn trưa.

Những địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Côn Sơn – Kiếp Bạc

Cụm di tích Côn Sơn

Chùa Côn Sơn

Tọa lạc ngay dưới chân núi Côn Sơn, chùa là một Tổ đình của Thiền phái Trúc Lâm. Và cũng chính tại chùa Côn Sơn, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã viết “Bình Ngô Đại Cáo” – được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta, sau bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt.

Quang cảnh chùa Côn Sơn. (Nguồn: minhdidauthe.com)

Quang cảnh chùa Côn Sơn. (Nguồn: minhdidauthe.com)

Đây là nơi cất giữ nhiều kỷ vật quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, các danh nhân như Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Pháp Loa, Trần Nguyên Đán…

Ngôi chùa yên tĩnh giữa núi rừng. (Nguồn: Cinet.vn)

Ngôi chùa yên tĩnh giữa núi rừng. (Nguồn: Cinet.vn)

Chùa Côn Sơn hay còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc tự, Tư Phúc tự được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính vốn có. Chùa hiện nay gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 trái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), tòa Cửu phẩm liên hoa, nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…

Vãn cảnh trong chùa. (Nguồn: vietnamtourism.com)

Vãn cảnh trong chùa. (Nguồn: vietnamtourism.com)

Nếu có dịp đến Hải Dương, bạn đừng nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Côn Sơn, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Hành lang quanh chùa. (Nguồn: conghoang102)

Hành lang quanh chùa. (Nguồn: conghoang102)

Đăng Minh bảo tháp

Đăng Minh Bảo Tháp ngày nay được xây dựng trên nền móng tháp cũ với độ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m được tạo ra bởi các khối đá hình chữ nhật.

Giếng Ngọc

Hình ảnh giếng ngọc. (Nguồn: phuonganhpccc)

Hình ảnh giếng ngọc. (Nguồn: phuonganhpccc)

Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.

Thanh Hư động

Nằm ở phía Tây núi Côn Sơn, Thanh Hư động là một điểm tham quan nổi tiếng ở cụm di tích Côn Sơn với các công trình gắn liền với một số danh nhân, hiền sĩ ở thời Trần Lê.

Suối Côn Sơn

Suối Côn Sơn. (Nguồn: consonkiepbac.org.vn)

Suối Côn Sơn. (Nguồn: consonkiepbac.org.vn)

Bắt nguồn bởi 2 dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km uốn lượn tạo nhiều nghềnh thác kế tiếp nhau rồi đổ ra hồ Côn Sơn. Dòng suối hẹp, cây cối um tùm mang dáng vẻ hoang sơ, thơ mộng, là điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách.

Suối Côn Sơn chảy rì rào quanh năm suốt tháng, bên suối có 2 tảng đá lớn tương đối bằng phẳng gọi là Thạch Bàn.

Thạch Bàn

Nơi Bác Hồ dừng chân nghỉ khi ghé thăm. (Nguồn: khachsantoancanhsapa.com)

Nơi Bác Hồ dừng chân nghỉ khi ghé thăm. (Nguồn: khachsantoancanhsapa.com)

Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.

Hồ Côn Sơn

Trước núi Côn Sơn có một hồ nước trong xanh, rộng mênh mông, đó chính là hồ Côn Sơn, địa danh được nhắc đến trong cuốn sách Công Dư tiệp kí của Vũ Phương Đề: “Dưới núi có một cái ao vuông, nước trong leo lẻo. Hai bên nước suối chảy qua trước núi, rồi lại vòng quanh vài dặm chảy vào con sông Cái. Lên núi ngắm trông thực không chán mắt. Quả là một cảnh lâm tuyền rất đẹp vậy”.

Hồ Côn Sơn. (Nguồn: consonkiepbac)

Hồ Côn Sơn. (Nguồn: consonkiepbac)

Hồ Côn Sơn là minh đường của Ức Trai linh từ - nơi sơn thủy hữu tình, tụ linh, tụ phúc ban phát mọi điều tốt lành. Hồ Côn Sơn như góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp hư ảo của chốn lâm tuyền. Đặc biệt, vào những ngày lễ hội, hồ Côn Sơn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như rước nước, đua thuyền, câu cá… thu hút khách thập phương. Có thể nói, hồ Côn Sơn hiện nay và tương lai sẽ trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của khu di tích Côn Sơn.

Bàn Cờ Tiên

Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Đứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.

Đền thờ Nguyễn Trãi 

Đền thờ Nguyễn Trãi có tên chữ là “Ức Trai linh từ”, tọa lạc trên diện tích 10.000m² dưới chân núi Ngũ Nhạc nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị Thái – thân mẫu của Nguyễn Trãi.

Đền tựa lưng vào Tổ Sơn, hai bên dựa vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân tạo thế tả thanh long, hữu bạch hổ.

Minh đường của đền nhìn ra hồ Côn Sơn, nơi có núi Phượng Hoàng, Chúc Thôn chầu vào. Dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái ôm lấy đền.

Tại đây vẫn còn lưu giữ những bức hoành phi, câu đối với nội dung thể hiện tâm hồn, cốt cách, tài năng, công đức lớn lao của Nguyễn Trãi và tấm lòng thành kính, biết ơn của nhân dân đối với ông.

Đền thờ Trần Nguyên Đán

Vẻ uy nghiêm của ngôi đền. (Nguồn: panoramio.com)

Vẻ uy nghiêm của ngôi đền. (Nguồn: panoramio.com)

Đền được xây dựng với lối kiến trúc chữ Đinh gồm 2 tầng và 8 mái. Cạnh đền là cụm dấu tích nhà cũ của quan Đại Tư được bảo tồn nguyên trạng tới ngày nay. Đây là công trình quy mô hoành tráng, bao gồm nhiều hạng mục hài hoà với thiên nhiên, đã trở thành địa danh nổi tiếng, đi vào thi ca, sử sách.

Núi Ngũ Nhạc

Có chiều dài 4km gồm 5 đỉnh với chiều cao đỉnh cao nhất là 238m nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn, núi Ngũ Nhạc là nơi có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, ngoạn mục.

Hoang vu một góc trời. (Nguồn: lanchi_vu)

Hoang vu một góc trời. (Nguồn: lanchi_vu)

Rừng thông xanh bạt ngàn, suối trong róc rách quanh năm suốt tháng và khí hậu trong lành với năm ngôi miếu cổ mới được phục dựng cùng hệ thống đường dạo lát đá lên núi đáp ứng nguyện vọng, tín ngưỡng tâm linh của đông đảo nhân dân.

Cùng với nội dung lịch sử sâu sắc, trong tương lai không xa, di tích sẽ là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Cụm di tích Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc

ĐâyLà nơi thờ người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng toàn thể gia quyến.

Nghi môn đền Kiếp Bạc. (Nguồn: sondauto_ )

Nghi môn đền Kiếp Bạc. (Nguồn: sondauto_ )

Đền được xây dựng ở trung tâm của thung lũng núi Rồng, thuộc địa phận giữa 2 làng Vạn Yên (tên nôm là Kiếp) và Dược Sơn (tên nôm là Bạc) nên đền mới có tên gọi là Kiếp Bạc.

Một góc nhỏ ở đền Kiếp Bạc. (Nguồn: vamvo.com)

Một góc nhỏ ở đền Kiếp Bạc. (Nguồn: vamvo.com)

Đền quay về hướng Tây nam, nhìn ra sông Lục Đầu với các công trình hạng mục kiến trúc gồm: Đường thần đạo, trạm hạ mã, sân đền, tả hữu canh gác…

Sinh từ

Để ghi nhớ công lao của Hưng Đạo Vương nên vua Trần đã cho xây dựng đền thờ ông ngay cả khi ông còn sống nên được gọi là Sinh Từ. Ngày nay do sự tàn phá của thời gian Sinh Từ chỉ còn là một phế tích.

Hang Tiền

Hang Tiền nằm dưới chân núi Bắc Đẩu cách Kiếp Bạc chừng 500m về phía Bắc đây trước kia là nơi cất dấu ngân khố của phủ đệ Trần Hưng Đạo phục vụ cho kháng chiến. Hang Tiền khá rộng chừng 1 ha cao 1,5m và rộng 1,3m.

Núi Trán Rồng: Núi nằm ở phía sau đền Kiếp Bạc ở đây trên sườn núi có nhiều di tích, di chỉ khảo cổ thời Trần.

Nô nức cùng về Kiếp Bạc trẩy hội. (Nguồn: vietnamhotel)

Nô nức cùng về Kiếp Bạc trẩy hội. (Nguồn: vietnamhotel)

Hàng năm, để ghi nhớ công ơn của các anh hùng dân tộc và những danh nhân ở đây thường mở hội. Hội Côn Sơn bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng và lễ hội Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 16 tháng 8 và kết thúc vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch).

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa tôn giáo lớn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ với hơn 700 năm lịch sử. Vì vậy, nếu có dịp hãy một lần đến với Côn Sơn - Kiếp Bạc. Đến với quần thể di tích này, du khách không chỉ được hòa mình vào với núi rừng bình yên, bỏ lại sau lưng những lo toan bộn bề của cuộc sống mà còn được tìm về cội nguồn và cho bản thân cơ hội nhìn lại trang lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc.

Mua gì về làm quà?

Đặc sản có thể mua về làm quà. (Nguồn: vamvo.com)

Đặc sản có thể mua về làm quà. (Nguồn: vamvo.com)

Hải Dương không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn nổi tiếng với những đặc sản thơm ngon, lạ lẫm như: bánh đậu, bánh gai, bánh gấc… Vì thế, bạn có thể mua chúng về làm quà cho người thân và bạn bè sau chuyến du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc của mình. Bạn có thể mua tại khu Côn Sơn - Kiếp Bạc hoặc mua trên đường đi, trong nhà hàng 559… giá cả đều không chênh lệch nhiều.

Những lưu ý khi đi du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc

Do đặc thù của Côn Sơn - Kiếp Bạc là khu di tích lịch sử nên nếu tới đây tham quan, ngắm cảnh bạn nên mặc trang phục kín đáo, thoải mái, không mặc váy hoặc quần quá ngắn trên đầu gối, đi giày vải hoặc giày bệt, không nên đi giày cao gót vì chủ yếu là đi bộ. Đồng thời, bạn cũng nên mang theo những vật dụng cần thiết như mũ rộng vành, ô phòng trường hợp thời tiết mưa nắng thất thường.

Nếu nắm bắt được hết “cuốn cẩm nang” này là bạn sẽ có một chuyến đi về nguồn cội ý nghĩa và vui vẻ lắm đấy!
 

Kim Dung (Tổng hợp) / Tin Nhanh Online

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây