Danh mục di sản văn hóa phi vật thể khu vực Côn Sơn- Kiếp Bạc và phụ cận

Thứ ba - 10/11/2015 10:00 - 3454 lượt xem

Danh mục di sản văn hóa phi vật thể khu vực Côn Sơn- Kiếp Bạc và phụ cận

Sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể là một việc vô cùng cần thiết đối với mọi vùng quê- đặc biệt là những miền quê giàu trầm tích văn hóa như Chí Linh, Côn Sơn- Kiếp Bạc.
KHU VỰC DI TÍCH CÔN SƠN
1. Phong tục tập quán
2. Lễ hội truyền thống:
- Phần lễ:
+ Lễ rước nước.
+ Lễ Mộc dục
+ Lễ đàn Mông Sơn
+ Lễ rước bộ tại đền thờ Ức Trai
+  Lễ tế Ức Trai.
+ Lễ tế miếu Ngũ Nhạc
- Phần hội:
+ Trò chơi dân gian: (Đu tiên, múa rối, hát chèo, cờ tướng, vật…)
3. Văn hóa ẩm thực (Đang trong quá trình điều tra, nghiên cứu).
4. Nghề cổ truyền (Đang trong quá trình điều tra, nghiên cứu).
5. Tri thức dân gian: Di sản hán nôm…
6. Nghệ thuật dân gian: (Đang trong quá trình điều tra, nghiên cứu).
- Hát xẩm
- Nghệ thuật thư pháp

KHU VỰC DI TÍCH KIẾP BẠC
1. Phong tục tập quán
2. Lễ hội truyền thống
- Phần lễ:
+ Lễ rước bộ truyền thống.
+ Lễ tế Thánh.
+ Lễ ban ấn.
+ Lễ cầu an - hội hoa đăng.
+ Lễ Hội quân trên sông Lục Đầu.
 + Diễn xướng hầu Thánh.
+ Lễ đản sinh Đức Thánh Trần.
+ Diễn xướng chém giặc Phạm Nhan
+ Lễ giỗ Đức Quốc Mẫu - phu nhân Trần Hưng Đạo
- Phần hội:
+ Trò chơi dân gian (Nhảy phỗng, đi cầu thùm, bơi chải, vật, múa rối nước..)
3. Văn hoá ẩm thực (Đang trong quá trình điều tra, nghiên cứu)
- Đặc sản nem hến
- Đặc sản cá chép lưng gù sông Thương
- Đặc sản bánh tiến Thánh…
4. Nghề cổ truyền
- Cách chữa bệnh bằng thuốc nam
- Chữa bệnh tâm linh ở đền Kiếp bạc
- Nghề gốm Vạn Yên…
5. Tri thức dân gian: Di sản hán nôm…
6.  Nghệ thuật dân gian:
- Hát văn
- Hát chèo

KHU VỰC PHỤ CẬN
+ Làng Vạn Yên, làng Dược Sơn, làng Vườn Đào, làng Trạm Điền, làng Phương Sơn, làng Thanh Tảo, làng An Lĩnh, làng Trung Quê, làng An Mô ( Phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực, tri thức dân gian, nghề cổ truyền, nghệ thuật dân gian).
+ Làng Chúc Thôn, làng Chi Ngãi, làng Tiên Sơn, làng Cầu Dòng, làng Trúc Cương (phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực, tri thức dân gian, nghề cổ truyền, nghệ thuật dân gian).

Côn Sơn - Kiếp Bạc là quần thể di tích lịch sử văn hóa danh thắng đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Nơi đây gắn bó với cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân nổi tiếng: ba vị Phật tổ của thiền phái phật giáo Trúc Lâm thời Trần: Đệ nhất tổ Hoàng đế Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang, Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi...Uy đức của họ đã góp phần hun đúc lên hồn thiêng sông núi, để lại tiếng vang muôn thủa. Trải qua hơn 700 năm tồn tại, phát triển Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong những trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn của đất nước. Vì vậy, đây là cái nôi sản sinh và hội tụ của nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc của cư dân đồng bằng Bắc bộ và các vùng miền trong cả nước. Từ phong tục tập quán đến các nghi lễ truyền thống, các trò chơi, diễn xướng, làng nghề...đều mang đậm bản sắc văn hóa của một vùng.

Ngoài hai khu di tích Chùa Côn Sơn- Đền Kiếp Bạc, nơi đây còn có hệ thống di sản văn hoá rất phong phú như: Đền Sinh, Đền Hoá, Chùa - Đền Nam Tào, Chùa - Đền Bắc Đẩu, Chùa Mít, Đình Thanh Tảo, Nghè Dím, Nghè Nẫm cùng hệ thống di tích gắn với những chiến công hào hùng của dân tộc qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Quốc gia Đại Việt của các triều đại Việt Nam: hệ thống sông Lục Đầu, núi Phượng Hoàng, núi Ngũ Nhạc, núi Côn Sơn, núi Dược Sơn, khu di tích đền chùa Trung Quê, Hang Tiền, Hố Thóc, Xóm Hống, Xưởng Thuyền, Hành Cung, Sông Vang...
     
Gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hoá và cảnh quan thiên nhiên này là kho tàng văn hoá phi vật thể phong phú về loại hình, đa dạng về chức năng, chứa đựng trong đó là dấu ấn, tình cảm của lớp người lao động bình dân đến tư tưởng tri thức của các bậc hiền tài, các vị quân vương, thánh thần tiêu biểu của các triều đại phong kiến.
     
Hệ thống di sản văn hoá phi vật thể ở khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc qua nghiên cứu sưu tầm có thể thống kê, phân loại ra một số loại hình cơ bản như sau:
     
1. Phong tục tập quán: ăn, ở, mặc, tang ma, cưới xin…
     
2. Lễ hội truyền thống: Lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội chùa Côn Sơn, lễ hội đền chùa Trung Quê, lễ hội đền Sinh, đền Hoá...trong đó có các nghi lễ: Tế, Rước, Hầu Thánh, Ban ấn, Cúng đàn Mông Sơn, Hội hoa đăng...; các trò chơi dân gian như đua thuyền, hội quân trên sông Lục Đầu, đánh vật, chọi gà, bắt vịt, nấu cơm thi, múa rồng, cờ người...
      
3. Nghề cổ truyền: làm gốm, chữa bệnh, cắt thuốc, chài lưới, nông nghiệp...
     
4. Văn hoá ẩm thực: làm cỗ chay, cỗ mặn, làm bánh tiến, gỏi cá chép sông Thương, nem hến...
   
Việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ở Chí Linh cũng như khu vực Côn Sơn- Kiếp Bạc là hết sức cần thiết và phải làm ngay. Đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng cũng như của tất cả những ai quan tâm, yêu mến mảnh đất này./.

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

 Từ khóa: côn sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây