Tinh Phi cổ tháp

Vài nét về Tinh Phi cổ tháp

 13:44 29/10/2015

 Chí Linh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử - văn hoá, liên quan tới danh nhân ở các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng...Vào cuối thế kỷ XVIII, Chí Linh có 8 di tích cổ nổi tiếng, đại diện cho 8 loại hình kiến trúc tiêu biểu, gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương và đất nước. Đó là: Trạng nguyên cổ đường: gắn liền với việc dậy học của lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Tiều ẩn cổ bích: là bức tường cổ quây quanh nhà của Tiều ẩn - ngôi nhà ẩn dật của thầy giáo Chu Văn An; Dược lĩnh cổ viên: gắn liền với việc Phạm Ngũ Lão cho trồng cây thuốc để chữa bệnh và vết thương cho quân sĩ nhà Trần; Nhạn Loan cổ độ: là bến đò cổ, gắn liền với tích Thục An Dương Vương bị quân Triệu Đà truy đuổi, ông đã chạy qua  đây; Thượng Tể cổ trạch: là nhà cũ của quan Thượng Tể Trần Quốc Chẩn; Chí Linh cổ thành:gắn liền với việc xây thành của nhà Trần và được củng cố vào thời Mạc; Vân Tiên cổ động: tức động cổ Vân Tiên nằm trong khuôn viên chùa Huyền Thiên có từ thời Lý. Đặc biệt là Tinh Phi cổ tháp: Đây là ngôi tháp cổ của Tinh Phi - bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, một người phụ nữ tài đức vẹn toàn, nữ tiến sĩ đầu tiên của nước ta, một ngôi sao sáng trên bầu trời giáo dục nước nhà, tiên phong trào phong trào giải phóng phụ nữ, một nhân vật nổi tiếng vào thế kỷ XVII.

Nhạn Loan cổ độ

Nhạn Loan cổ độ trong Chí Linh bát cổ ở đâu?

 13:38 29/10/2015

Chí Linh xưa, có 8 di tích được mệnh danh là “Chí Linh bát cổ” đã có nhiều sách viết. Trong số đó, đến nay có những di tích trở thành phế tích. Người đời chỉ còn nhớ nó trong tâm tưởng, Ví như Phao Sơn Cổ thành, (thành cổ Phao Sơn) nay bị công trình xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại chiếm hết cả. Những bãi xỉ than, những kênh thải nước làm mát máy cho quá trình sản xuất, đã nuốt chửng vết tích thành quách xưa rồi. Bến đò Nhạn Loan cũng nằm trong số đó.

Khám phá Chí Linh bát cổ

 13:33 29/10/2015

Thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương là mảnh đất địa linh nhân kiệt tiêu biểu của các tỉnh phía Bắc thời phong kiến. Đây là vùng đất ghi dấu ấn của rất nhiều bậc anh hùng, danh nhân văn hóa như Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi…

Thượng Tể cổ trạch

Tìm hiểu về Chí Linh bát cổ

 13:30 29/10/2015

Nhắc đến Chí Linh, người ta thường tự hào về một vùng đất " địa linh nhân kiệt" với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Đền Cao...nhưng chắc hẳn ít người biết đến tám di tích nổi tiếng gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử và sự kiện quan trọng của đất nước của Chí Linh thường được gọi là " Chí Linh bát cổ".

Tấm bia Chí Linh bát cổ

Thơ Chí Linh bát cổ

 13:09 29/10/2015

Chưa rõ từ thời nào, người xưa đã chọn trên đất huyện Chí Linh (cũ) tám di tích cổ để suy tôn và ghi nhớ. Từ đó huyện Chí Linh được xưng danh là “Chí Linh bát cổ”. Người đời nay mỗi khi nhắc đến “Chí Linh bát cổ” đều hàm ý tự hào về truyền thống văn hóa giầu có của quê hương mình

Bát cổ đó cụ thể như sau:

1-Trạng Nguyên cổ đường
2-Tiều Ẩn cổ bích
3-Dược Lĩnh cổ viên
4-Nhạn Loan cổ độ
5-Thượng Tể cổ trạch
6-Phao Sơn cổ thành
7-Vân Tiên cổ động
8-Tinh Phi cổ tháp

Các nhà khoa bảng Chí Linh

Các nhà khoa bảng Chí Linh

 12:47 29/10/2015

Chí Linh xưa đã nổi tiếng là vùng đất "địa linh, nhân kiệt". Trải qua các khoa thi dưới các triều Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn vùng đất Chí Linh cổ đã có hơn 50 vị đại khoa đỗ Tiến sĩ trở lên, được lưu danh ở Văn Miếu. Trong số đó có nhiều người có sự nghiệp lẫy lừng, có cống hiến lớn lao đối với dân tộc như mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi v.v... Nhằm tôn vinh các tiền nhân, đồng thời nêu gương cho con cháu ngày nay noi theo NCL xin giới thiệu danh sách, quê quán các vị đại khoa đất Chí Linh. Danh sách này dựa trên các tài liệu: Các nhà khoa bảng Việt Nam, Chí Linh huyện sự tích... Rất mong bạn đọc bổ cứu thêm. Lưu ý: Đây là đất Chí Linh cổ nên có một số địa danh thuộc địa phận Nam Sách hiện nay.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

 12:28 29/10/2015

Là danh tướng đã có công lớn trong ba lần đánh thắng quân Nguyên, ông được nhân dân ta phong là "Thánh". Các nhà sử học thế giới thì đánh giá ông là "một trong mười danh tướng vĩ đại nhất mọi thời đại". Ông không phải người Chí Linh nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn bó rất chặt chẽ với mảnh đất này...

Chu Văn An thầy giáo của muôn đời

Chu Văn An - Người thày mẫu mực

 12:24 29/10/2015

​Ông là một nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực trong lịch sử nước nhà. Cuộc đời ông đã gắn bó mật thiết với mảnh đất Chí Linh, nơi ông ở ngày nào đã trở thành một trong "Chí Linh bát cổ"...

Ban thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nữ tiến sĩ đầu tiên của nước Việt Nam

 12:10 29/10/2015

​Suốt mấy trăm năm các chế độ phong kiến Việt Nam đã không cho phụ nữ đi thi, nhưng có một người con gái Chí Linh lại đỗ Trạng nguyên...

Sử dụng hiệu quả nguồn lực, xây dựng Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại

Sử dụng hiệu quả nguồn lực, xây dựng Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại

 14:00 28/10/2015

Người Chí Linh trân trọng đăng toàn văn Báo cáo chính trị tóm tắt trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI do đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày.

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây