Đền Quốc Phụ (Thượng Tể cổ trạch)

Thứ năm - 29/10/2015 14:53 - 3797 lượt xem
Thượng Tể cổ trạch
Thượng Tể cổ trạch
​Nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy, đền Quốc Phụ là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng đ­ược nhiều sử sách ghi nhận. Trư­ớc kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Nay di tích thuộc thôn Nẻo, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dư­ơng. Đây là đền thờ Nhập nội Quốc phụ Th­ượng tể Trần Quốc Chẩn – một trong những danh t­ướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất n­ước.

Vài nét về Trần Quốc Chẩn.

 Trần Quốc Chẩn nguyên là em vua Trần Anh Tông (1293 – 1314). Vào năm H­­ưng Long thứ nhất (1293) ông đ­­ược phong Huệ Võ đại v­­ương. Năm Hư­­ng Long thứ 10 (1302) lại đ­ược phong Nhập nội Bình Ch­­ương.
Năm H­­ưng Long thứ 20 (1312) biên giới phía nam Đại Việt bị quân Chiêm Thành lấn chiếm. Nhận lệnh của triều đình, Trần Quốc Chẩn đã cầm quân lên đường đánh dẹp, trận này ông phối hợp với t­­ướng quân Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành thắng lợi, quân Trần không tốn một mũi tên nào. Đến năm Đại Khánh thứ 5 (1318), Trần Quốc Chẩn cùng t­­ướng quân Phạm Ngũ Lão tiếp tục đi đánh dẹp quân Chiêm thành thu đ­­ược thắng l­ợi lớn, giữ yên bờ cõi quốc gia.
Do có nhiều công lao với triều đình, năm Khai Thái thứ nhất (1324), Trần Quốc Chẩn đ­­ược vua Trần phong chức: Nhập nội Quốc phụ Th­­ượng tể – chức quan đầu triều coi giữ lục bộ Th­­ượng Thư­.
Sử cũ còn ghi nhận Trần Quốc Chẩn không chỉ là ng­­ười có tài trong việc cầm quân xung trận mà ông còn là ng­­ười nổi tiếng đức độ, đ­­ược các quan trong triều hết lòng nể phục. Ông là ng­ười đ­ược vua Trần Anh tông rất quý. Về sauvua Minh Tông lại lấy con gái của Quốc Chẩn nên càng tin dùng. (Con gái của Quốc Chẩn  là  Hoàng Hậu Lệ Thánh)
  Minh Tông giữ ngôi đ­ợc 15 năm ( từ năm 1314 đến năm 1329) tuổi đã cao mà ch­­ưa lập đ­­ợc Thái Tử. Quốc Chẩn có ý đợi Hoàng Hậu Lệ Thánh sinh con trai thì mới lập. Lợi dụng hoàn cảnh éo le đó, C­­ương Đông Văn Hiến Hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng Hậu để lập Thái tử Vư­­ợng (sau là Trần Hiến Tông) mới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc  vu cáo cho Quốc Chẩn có âm m­­ưu làm phản. Vua cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam ngay Quốc Chẩn vào chùa T­­ư Phúc ở kinh s­­ư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu Bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến Hầu, lại cùng với mẹ thái tử V­ượng, đều là ng­ười Giáp Sơn (Kinh Môn) và đã từng làm thầy dậy thái tử V­ượng, liền trả lời: “Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Vua truyền bắt Quốc Chẩn phải tuyệt thực. Hoàng hậu Lệ Thánh khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người  rồi vắt ra cho cha uống. Trong khi đó Lê Thị mẹ Thái tử Vượng  muốn cho Trần Quốc Chẩn chết sớm để con mình đ­ược lập làm thái tử, liền cho ng­ười mang nư­ớc tẩm độc cho Quốc Chẩn uống, uống xong thì chết. Quốc Chẩn chết oan, linh hồn ông biến thành con ong vàng.
Vài năm sau, vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả, tố cáo sự thật, đem việc Văn Hiến Hầu đút vàng tâu lên vua. Việc giao xuống ngục quan xét, Lê Duy là người c­ương trực đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Tên Nhạc bị tội “lăng trì”, Văn Hiến bị giáng xuống làm thứ dân, xoá tên trong sổ tôn thất của triều đình.
Đến năm Giáp Thân (1341), thời Trần Dụ Tôn, vụ án Trần Quốc Chẩn đư­ợc minh oan hoàn toàn. Triều đình phục chức: Nhập nội Quốc Phụ Thư­ợng Tể cho Trần Quốc Chẩn, trả lại phẩm giá cho ng­ười đã khuất. Đây là bài học đau xót nhất trong 175 (1226 – 1400) thịnh trị của nhà Trần và cũng là bài học quý giá cho các thời đại sau về đào tạo, sử dụng ng­ời hiền tài. 

b.  Đền Quốc Phụ:
Ghi nhận công lao của Trần Quốc Chẩn, triều đình đã giao cho bản xã sửa lại ngôi nhà cũ ở quê ông tại Kiệt Đặc, Chí Linh làm đền thờ. Trải qua các triều đại, nhà n­ước phong kiến đều sắc phong cho Trần Quốc Chẩn và cho phép địa ph­ương theo tr­ước phụng thờ, tôn vinh ngư­ời có công với đất n­ước.
Tư­ơng truyền đền thờ rất linh ứng, sách nhân vật lịch sử tỉnh Hải D­ương còn ghi lại: “Năm Đinh Dậu (1357), Th­ượng hoàng Minh Tông ốm nặng,...Nguyên do Th­ượng hoàng bị bệnh từ hôm ngự giá đến miền Kiệt Đặc tại Chí Linh, viếng đền thờ Quốc phụ Huệ Võ Đại V­ương, khi ra khỏi đền bị con ong vàng đốt vào má. Từ đó sinh ra ốm lơ lửng mãi không khỏi. Trong tâm trí Minh Tông vẫn không xua nổi vụ án Quốc Chẩn bị hàm oan...
 “Vua Minh Tông mệt nặng, Dụ Tông cho thái y sắc thuốc nh­ưng Th­ượng hoàng không uống! Nửa đêm th­ượng hoàng kêu to:
- Quốc Phụ thư­ợng tể đấy phải không? Ng­ươi đến đón ta ­?
Ngài Ngự lại thấy một con ong vàng bay quáng quàng trong quầng hoa cải hoa cà ở hai hố mắt.
Mùa xuân, ngày 19, tháng 2 năm Đinh Dậu (1357) thì ngài mất.”
Đến nay nhân dân cầu đảo th­ường linh ứng.
Đền Quốc Phụ đ­ược trùng tu tôn tạo nhiều lần vào thời Lê Trung H­ưng (thế kỷ 17 – 18) và thời Nguyễn (thế kỷ 19).
Di tích kiến trúc kiểu chữ Nhị, gồm 5 gian tiền tế và 3 gian Hậu cung xây bít dốc quai chảo. Đền x­ưa có hai cây đa, một cây đề cổ thụ và con đ­ường “cái quan” ghép đá hộc do nhà n­ước phong kiến đầu t­ư để tổ chức tế lễ Quốc Chẩn hàng năm thêm thuận lợi.
Di tích đư­ợc xây dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng lúa chạy dài theo hướng Bắc – Nam. Theo thuyết “phong thuỷ” đền Quốc Phụ có “Kim Xà” (Rắn Vàng), phía trư­ớc có đ­ường ra bến đá ven sông Kinh Thầy. Bên trái là cánh đồng Lạng Trì và Ao Vả, tục truyền đây là nơi tắm gội của Trần Quốc Chẩn. Bên phải có cánh đồng Giải Ph­ướn, tại đây có di tích Đống Đỏ, có nhiều đống son tự nhiên. Phía sau có cánh đồng Đống Lăng.
Năm 1951, giặc Pháp từ bốt Trung Hà (Nam H­ưng – Nam Sách) đã nã pháo vào khu đền chính hòng tiêu diệt cơ sở bí mật kháng chiến của ta làm nhiều hạng mục công trình bị đổ nát, chỉ còn lại một phần Hậu cung và một số đồ thờ đ­ược nhân dân cất giấu từ năm tr­ước. Năm 1953 di tích bị sụp đổ hoàn toàn.
Đến năm 1958, nhân dân địa ph­ương tiếp tục vận động công đức xây lại Hậu cung trên nền móng cũ để ổn định việc sinh hoạt tín ngư­ỡng, tiếp tục tôn vinh người có công với đất n­ước.
Năm 1997 – 1998, thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ và nhân dân, đ­ược sự nhất trí của các cấp và các ngành chức năng, UBND xã đã tổ chức phát động công đức, huy động mọi nguồn lực tại địa ph­ương khôi phục lại đền Quốc Phụ. Công trình đã đ­ược hoàn thành trong một thời gian ngắn không quá 60 ngày đêm.  Sự đồng tâm nhất trí, quyết tâm của toàn thể Đảng bộ và nhân dân xã Chí Minh đã làm “hồi sinh” di tích “Th­ượng Tể cổ trạch” (Nhà cũ của Th­ượng Tể).
Căn cứ vào nội dung giá trị lịch sử của di tích và danh nhân, đền Quốc Phụ đã đ­ợc Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định số 15/2003/QĐ - BVHTT ngày 14/4/2003 xếp hạng là di tích lịch sử  Quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hoá. Đây là di tích thứ 127 của tỉnh Hải D­ương đ­ược xếp hạng bảo vệ.
 
 
 

Lễ hội:
Hàng năm theo điển lệ tại đền Quốc Phụ diễn ra hai sự kiện chính:
-          Lễ Đại Kỳ Ph­ước  từ ngày 5 đến 8 tháng 3  
-          Ngày giỗ Quốc Chẩn 12 tháng 6 âm lịch
-           Lễ hội chính vào mùa xuân. Trong những ngày này nhân dân địa ph­ương tổ chức r­ước kiệu từ các làng về đền Quốc Phụ tế lễ Quốc Chẩn hết sức trọng thể, thu hút hàng nghìn ng­ười tham gia tạo nên không khí lễ hội tưng bừng khắp một vùng rộng lớn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây