Nét đẹp văn hóa khai bút đầu xuân đã được phục dựng tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An từ xuân Nhâm Thìn 2012 và nhanh chóng trở thành hoạt động văn hóa, giáo dục ý nghĩa.
Sáng 18-12, thị xã Chí Linh tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia mộ và đền thờ nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.
Quần thể di tích "Chí Linh bát cổ" hòa quyện các yếu tố: địa - thiên nhiên, địa - lịch sử, cụ thể như cổ độ, cổ trạch, cổ viên, cổ bích, cổ tháp, cổ động, cổ thành. Các yếu tố này ghi lại cảnh quan thiên nhiên và lịch sử.
Đây từng là công trình độc đáo tốn không ít bút mực của các danh sĩ. Nay dấu tích xưa không còn, song dưới nền móng cũ còn cất giữ bao điều bí ẩn.
Thành cổ Phao Sơn được xây dựng từ thời Trần. Đến những năm 80, di tích nổi tiếng này đã bị phá đi để xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại.
Chí Linh nổi tiếng với “bát cổ”, trong đó có Phao Sơn cổ thành, địa danh còn cất giữ nhiều bí ẩn. Sau nhiều lần hẹn, chúng tôi cũng được ông Nguyễn Văn Sông, Trưởng Ban Quản lý di tích thị xã Chí Linh đưa đi điền dã nơi đây. Và những gì “mắt thấy tai nghe” khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng…
Chí Linh bát cổ là 8 di tích điển hình của Chí Linh, đồng thời cũng là 8 di tích quan trọng của tỉnh, quan hệ đến nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc.
Vậy Chí Linh Bát cổ tên là gì, ở đâu, nội dung lịch sử như thế nào, được ai tuyển chọn và bắt đầu từ bao giờ?
Chí Linh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử - văn hoá, liên quan tới danh nhân ở các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng...Vào cuối thế kỷ XVIII, Chí Linh có 8 di tích cổ nổi tiếng, đại diện cho 8 loại hình kiến trúc tiêu biểu, gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương và đất nước. Đó là: Trạng nguyên cổ đường: gắn liền với việc dậy học của lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Tiều ẩn cổ bích: là bức tường cổ quây quanh nhà của Tiều ẩn - ngôi nhà ẩn dật của thầy giáo Chu Văn An; Dược lĩnh cổ viên: gắn liền với việc Phạm Ngũ Lão cho trồng cây thuốc để chữa bệnh và vết thương cho quân sĩ nhà Trần; Nhạn Loan cổ độ: là bến đò cổ, gắn liền với tích Thục An Dương Vương bị quân Triệu Đà truy đuổi, ông đã chạy qua đây; Thượng Tể cổ trạch: là nhà cũ của quan Thượng Tể Trần Quốc Chẩn; Chí Linh cổ thành:gắn liền với việc xây thành của nhà Trần và được củng cố vào thời Mạc; Vân Tiên cổ động: tức động cổ Vân Tiên nằm trong khuôn viên chùa Huyền Thiên có từ thời Lý. Đặc biệt là Tinh Phi cổ tháp: Đây là ngôi tháp cổ của Tinh Phi - bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, một người phụ nữ tài đức vẹn toàn, nữ tiến sĩ đầu tiên của nước ta, một ngôi sao sáng trên bầu trời giáo dục nước nhà, tiên phong trào phong trào giải phóng phụ nữ, một nhân vật nổi tiếng vào thế kỷ XVII.
Chu Văn An là một nhà giáo lớn thời Trần, quê ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ông học giỏi, tính tình thẳng thắn trong sạch, không màng công danh. Sau khi thi đỗ tiến sỹ, ông ở nhà dạy học, tính nghiêm khắc nhưng biết tôn trong tài năng của học trò, nhiều người theo học ông thành tài nổi tiếng như Lê Quát, Phạm Sư Mệnh. Vua Trần Minh Tông nghe tiếng cho mời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy dỗ Thái Tử.
Chí Linh xưa, có 8 di tích được mệnh danh là “Chí Linh bát cổ” đã có nhiều sách viết. Trong số đó, đến nay có những di tích trở thành phế tích. Người đời chỉ còn nhớ nó trong tâm tưởng, Ví như Phao Sơn Cổ thành, (thành cổ Phao Sơn) nay bị công trình xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại chiếm hết cả. Những bãi xỉ than, những kênh thải nước làm mát máy cho quá trình sản xuất, đã nuốt chửng vết tích thành quách xưa rồi. Bến đò Nhạn Loan cũng nằm trong số đó.
Thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương là mảnh đất địa linh nhân kiệt tiêu biểu của các tỉnh phía Bắc thời phong kiến. Đây là vùng đất ghi dấu ấn của rất nhiều bậc anh hùng, danh nhân văn hóa như Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi…