Thầy giáo khuyết tật Phạm Văn Sơn đầy nghị lực, tâm huyết với nghề

Thứ ba - 04/12/2018 22:30 - 2837 lượt xem
Thầy giáo Phạm Văn Sơn, giáo viên dạy Giáo dục công dân của trường Trung học phổ thông Phả Lại (Ảnh: Hà Phương)
Thầy giáo Phạm Văn Sơn, giáo viên dạy Giáo dục công dân của trường Trung học phổ thông Phả Lại (Ảnh: Hà Phương)
Mặc dù bị khuyết tật do tai nạn, nhưng thầy giáo Phạm Văn Sơn vẫn luôn nỗ lực vượt qua số phận, tích cực học tập để trở thành một thầy giáo tâm huyết, mẫu mực.

Thầy giáo Phạm Văn Sơn sinh ra trong một gia đình thuần nông tại xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Năm 13 tuổi, tai nạn bất ngờ ập đến khiến thầy Sơn phải cưa đi một cánh tay trái.

Dù tai nạn gây khó khăn, mặc cảm, nhưng không vì thế mà thầy Sơn đánh mất ý chí và niềm tin vào cuộc sống.

Bằng tất cả sự cố gắng, thầy tích cực tập luyện, học tập, vượt qua gian khó để theo đuổi ước mơ làm thầy giáo, trở thành người có ích cho cuộc đời.

Sau nhiều cố gắng nỗ lực, năm 1999, thầy Sơn tốt nghiệp đại học Sư phạm khoa Giáo dục chính trị và được nhận làm giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân tại trường Trung học phổ thông Phả Lại, thị xã Chí Linh.

Để có thêm kiến thức giảng dạy cho học sinh, thầy Sơn quyết tâm học lên cao học và nhận được tấm bằng Thạc sỹ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy giáo dục chính trị.

Bây giờ tôi chỉ mong muốn các em học sinh chăm ngoan học giỏi, trở thành người có ích và viết tiếp ước mơ của tôi còn dang dở”.Thầy giáo Phạm Văn Sơn chia sẻ: “Tôi bị như vậy nhưng vẫn luôn cố gắng để vươn lên thực hiện ước mơ.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả, song thầy Sơn luôn nỗ lực cống hiến trí tuệ, tâm huyết để truyền đạt kiến thức cho lớp lớp học trò.

Thầy không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi chuyên môn, luôn tư duy đổi mới phương pháp giảng dạy, biến những kiến thức khô khan thành những câu chuyện, những tình huống, những bài học bổ ích giúp học sinh dễ hiểu.

Với thầy, công việc trọng tâm của người giáo viên chính là những giờ lên lớp, làm thế nào để có những giờ học hay, thu hút được sự hứng thú say mê học tập của học sinh, nhất là ở bộ môn lâu nay vẫn bị coi là “môn phụ”, môn Giáo dục Công dân, để các em say mê, hào hứng, yêu thích môn học.

Cô giáo Lê Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phả Lại chia sẻ: “Thầy Sơn là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, về đạo đức tự học và sáng tạo.Nhận xét về thầy Phạm Văn Sơn, các đồng nghiệp đánh giá thầy Sơn là người năng động, hòa đồng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chủ động sắp xếp công việc khoa học, sáng tạo trong chuyên môn, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội.

Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của thầy cho chúng ta một bài học ý nghĩa, không phải mất đi một phần cơ thể là sống một cuộc đời tàn phế, nếu có nghị lực, có thiện lương vẫn có thể sống tốt, sống đẹp cho đời và còn nhân lên nhiều cái đẹp khác…”

Với mong muốn truyền lại kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình giảng dạy của mình, thầy Sơn thường xuyên viết sáng kiến và được Hội đồng nhà trường đánh giá cao.

Tại cuộc thi giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục Công dân cấp tỉnh năm học 2015- 2016, thầy Sơn xuất sắc đoạt giải nhì.

Thành tích của thầy không chỉ giỏi ở lĩnh vực chuyên môn mà còn ở việc vận động, cảm hóa các em học sinh trong trường.

Mỗi tiết học, thầy Sơn luôn cố gắng lồng ghép những tình huống sát thực tế để các em vận dụng vào cuộc sống, khiến bài học không còn khô khan và nặng nề về lý thuyết. (Ảnh: Hà Phương)

Năm học 2018- 2019, thực hiện Thông tư 31 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Trung học phổ thông Phả Lại thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường.

Với sự nhiệt tình, tâm huyết và hiểu học sinh, thầy giáo Sơn được phân công làm tổ trưởng tổ tư vấn tâm lý của trường.

Theo thầy Sơn, để có thể khuyên bảo được các em học sinh, trước hết phải bắt đầu từ tình cảm chân thành của mình.

Phải tìm hiểu hoàn cảnh của từng em để biết được những nguyên nhân tác động, ảnh hưởng như thế nào đến các em.

Sau đó là phải hiểu được tâm lý, tính cách của các em để lựa lời thuyết phục. Bởi thầy nghĩ, nếu không khéo rất có thể làm cho các em thêm tổn thương và còn khiến các em càng thêm xa lánh, khó bảo.

Không phải cứ áp đặt những nguyên tắc cứng nhắc mình là thầy thì bắt các em phải nghe theo.

Mỗi tiết học, thầy Sơn luôn cố gắng lồng ghép những tình huống sát thực tế để các em vận dụng vào cuộc sống, khiến bài học không còn khô khan và nặng nề về lý thuyết.

Chia sẻ về thầy Sơn, em Phạm Khánh Ly, học sinh lớp 11A cho biết: “Thầy Sơn là tấm gương sáng cho chúng em học tập và noi theo về sự lạc quan và nghị lực sống.

Chúng em rất thích học thầy, trong bài giảng thầy luôn có những tình huống sát thực tế để chúng em vận dụng vào cuộc sống, khiến bài học không còn khô khan và nặng về lý thuyết.

Chúng em còn rất quý mến thầy ở việc gỡ rối, cảm hóa học sinh. Những lúc gặp những tình huống khó xử trong cuộc sống thầy sẽ là người đầu tiên chúng em tìm gặp và chia sẻ.

Chúng em rất tin tưởng ở sự tư vấn của thầy và đã có rất nhiều bạn tiến bộ hơn sau khi thầy vận động, giúp đỡ”.

Không chỉ nhận được sự tin tưởng của giáo viên, học sinh nhà trường, thầy Sơn còn rất được “lòng” phụ huynh học sinh.

Đã có rất nhiều phụ huynh trực tiếp đến tìm gặp thầy để trao đổi chia sẻ về tâm lý, cũng như tình hình của con em tại trường, qua đó tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường - gia đình và xã hội.

LÃ TIẾN - HÀ PHƯƠNG (Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam)

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây