Khai bút đầu xuân tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An

Thứ bảy - 13/02/2016 18:20 - 3819 lượt xem
Nghi lễ thượng sớ, đọc diễn văn ôn lại công lao của đức Vạn thế sư biểu Chu Văn An
Nghi lễ thượng sớ, đọc diễn văn ôn lại công lao của đức Vạn thế sư biểu Chu Văn An
Nét đẹp văn hóa khai bút đầu xuân đã được phục dựng tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An từ xuân Nhâm Thìn 2012 và nhanh chóng trở thành hoạt động văn hóa, giáo dục ý nghĩa.
Sáng 13-2 (mồng 6 Tết) tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An, phường Văn An (thị xã Chí Linh), UBND thị xã Chí Linh tổ chức lễ khai bút đầu năm, vinh danh học sinh giỏi năm 2015 của thị xã Chí Linh và huyện Thanh Trì (Hà Nội). 

Tới dự về phía Trung ương có các đồng chí: Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tỉnh Hải Dương có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo huyện Thanh Trì (Hà Nội) cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương...

 
Các đại biểu của trung ương, tỉnh Hải Dương và thị xã Chí Linh  khai 9 chữ: Tâm, Đức, Trí, Phúc, Lộc, Tài, An, Phát, Thịnh

Mở đầu là chương trình văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới, nghi lễ tuyên sớ, đọc diễn văn ôn lại công lao của đức Vạn thế sư biểu Chu Văn An với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Lễ khai bút xuân Bính Thân diễn ra trang trọng với hai thư pháp gia khai 4 chữ Nho: Kế, Vãng, Khai, Lai (có nghĩa kế tục truyền thống tốt đẹp, mở ra tương lai tươi sáng, huy hoàng). Các đại biểu của trung ương, tỉnh Hải Dương và thị xã Chí Linh  khai 9 chữ: Tâm, Đức, Trí, Phúc, Lộc, Tài, An, Phát, Thịnh. 
 
Các thư pháp gia khai 4 chữ Nho: Kế, Vãng, Khai, Lai

Sau nghi lễ khai bút, trong tiếng trống chiêng điểm, các đại biểu dâng hương, dâng chữ tại thượng điện. 

Nét đẹp văn hóa khai bút đầu xuân đã được phục dựng tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An từ xuân Nhâm Thìn 2012 và nhanh chóng trở thành hoạt động văn hóa, giáo dục ý nghĩa. Đây là việc làm nhân văn sâu sắc, giáo dục truyền thống hiếu học của các thế hệ người Việt Nam và tỏ lòng tri ân cùng bậc tiền nhân.

 
Lãnh đạo thị xã Chí Linh tặng quà cho 40 học sinh của Chí Linh và huyện Thanh Trì có thành tích cao trong kỳ thi đại học năm 2015

Tại lễ khai bút, các Hội Khuyến học thị xã Chí Linh và huyện Thanh Trì đã tổ chức vinh danh 40 học sinh của hai địa phương có thành tích cao trong kỳ thi đại học năm 2015. Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sao Đỏ ủng hộ 50 triệu đồng, Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương ủng hộ 50 triệu đồng và Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại ủng hộ 30 triệu đồng cho Quỹ khuyến học thị xã Chí Linh. 
 
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trồng cây lưu niệm tại đền thờ nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Sau lễ khai bút các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các đại biểu đã tổ chức dâng hương và trồng cây lưu niệm tại đền thờ nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ  ở phường Văn An (Chí Linh).
 
Nhà giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội). Ông từng đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. 

Ông là người có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Đến đời vua Trần Dụ Tông, thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng sớ xin chém 7 tên gian nịnh nhưng vua không nghe. Ông từ quan về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh), lấy hiệu là Tiều Ẩn, dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Tác giả bài viết: NGỌC HÙNG

Nguồn tin: baohaiduong.vn

 Từ khóa: chu văn an

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây