Tập trung khắc phục lúa chiêm xuân chậm phát triển

Thứ năm - 24/03/2016 13:02 - 1724 lượt xem
Vụ chiêm xuân này toàn tỉnh gieo cấy gần 61.800ha, giảm gần 1200 ha so với vụ chiêm xuân năm trước. Theo đánh giá của các địa phương, hiện nay, do thời tiết âm u, ít nắng đang ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng đẻ nhánh của lúa, đồng thời còn là điều kiện để cho bệnh đạo ôn phát sinh, gây hại.

Trên các thửa ruộng lúa gieo vãi này, đáng lẽ ra vào thời điểm này, tức sau 20 đến 25 ngày gieo cấy, thì hầu hết các diện tích lúa sẽ bước vào giai đoạn đẻ nhánh và đẻ nhánh rộ nhưng qua kiểm tra đồng ruộng, hiện nay đã qua gần 30 ngày, nhiều diện tích lúa chiêm xuân, đặc biệt trên các diện tích gieo vãi đều có biểu hiện cây lúa bị cằn lại, không phát triển lá mới, bên cạnh đó còn một số diện tích bị vàng lá sinh lý và nghẹt rễ do ngộ độc hữu cơ. Theo cơ quan chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thời gian qua, thời tiết thưởng xuyên có mức nhiệt độ thấp, không có nắng và mưa rào, nên cây lúa không có điều kiện phát triển. Để khắc phục được hiện tượng lúa kém phát triển, thời điểm này các đơn vị chuyên môn địa phương đang tăng cường kiểm tra, điều tiết nước hợp lý và hướng dẫn nông dân biện pháp chăm sóc lúa.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân dẫn đến lúa sinh trưởng phát triển chậm trong thời gia qua là do ảnh hưởng của thời tiết rét cực hại đầu vụ gieo cấy, sau gieo cấy vẫn có các đợt rét bổ sung kết hợp nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn, trời âm u, không có nắng, không thuận lợi cho lúa đẻ nhánh và sinh trưởng nên vụ chiêm xuân năm nay lúa có khả năng kéo dài thời gian sinh trưởng từ  5 đến 7 ngày so với trung bình nhiều năm, chậm 10 đến 15 ngày so với năm trước...

Bên cạnh hiện tượng lúa bị hiện tượng nghẹt rễ, phát triển kém và vàng lá hiện nay, qua điều tra tình hình sâu bệnh của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thì trên các diện tích lúa chiêm xuân, đã bắt đầu phát sinh một số loại sâu, bệnh gây hại như: chuột, bọ trĩ, dòi đục nõn, bệnh đạo ôn..., phân bố chủ yếu trên trà lúa sớm đang đẻ nhánh ở các huyện, như: huyện, Kim Thành, Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà và huyện Bình Giang... Do đó bà con nông dân cần tích cực kiểm tra đồng ruộng để tiến hành phòng trừ kịp thời khi đến ngưỡng. Cùng với đó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cần tăng cường chỉ đạo các biện pháp điều tra và hướng dẫn nông dân các biện pháp theo dõi và phát hiện để có biện pháp xử lý triệt để khi phát hiện lúa bị bệnh và tránh lây lan ra diện rộng.

 

Trần Hùng

Nguồn tin: haiduongtv.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây