Hiệu quả từ kỹ thuật trồng na rải vụ

Chủ nhật - 04/08/2019 15:02 - 2580 lượt xem
tai xuong (8)
tai xuong (8)
Do áp dụng kỹ thuật canh tác cắt tỉa cành kết hợp thụ phấn hoa, nên nhiều diện tích trồng na ở phường Bến Tắm và nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Chí Linh đã cho thu hoạch rải vụ từ tháng 7 đến tháng 12, hiệu quả kinh tế tăng từ 2 đến 3 lần so với thu hoạch dồn 1 vụ như trước đây.

Gia đình ông Vũ Trí Mạnh ở khu Trường Quan, phường Bến Tắm, thành phố Chí Linh trồng 1ha na theo quy trình Vietgap. Với  kinh nghiệm trồng na nhiều năm và nắm bắt được quy luật ra hoa kết quả của loại cây trồng này, nên sau khi kết thúc thu hoạch ở thời điểm tháng 12 hàng năm, ông Mạnh tiến hành cắt trụi toàn bộ cành lá, chỉ để lại thân cây và các cành to hữu hiệu. Sau đó bón phân và cung cấp đủ nước tưới để cây na lên mầm, phát triển cành lá mới. Thông thường cây na sẽ ra hoa và đậu quả vào tháng 3. Nếu để hoa thụ phấn tự nhiên sẽ cho ra quả không tròn và nhỏ. Vì thế, ông Mạnh đã lấy phấn hoa để thụ phấn cho số lượng quả trên cành theo đúng ý và cắt bỏ những quả không thụ phấn. Đến tháng 5 khi quả na to bằng cái chén uống nước, tiếp tục cắt cành tăm để tập trung dinh dưỡng cho quả phát triển và kích thích cây ra hoa đợt tiếp theo. Sau đó cách từ 15 đến 20 ngày lại cắt tiếp cành đợt 3 và đợt 4. Như vậy cây na sẽ ra quả 4 đợt; bắt đầu thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 12. Một lứa na gia đình ông Vũ Trí Mạnh thu hoạch được 5 tấn quả, 1 vụ thu 4 lứa được khoảng 20 tấn. Với giá bán trung bình 20 nghìn đồng 1kg như hiện nay, 1ha trồng na thu được 400 triệu đồng, trừ các khoản chi phí thu lãi 300 triệu. 

Phường Bến Tắm hiện có 170ha trồng na đều được áp dụng biện pháp canh tác cho thu hoạch 4 vụ. Với biện pháp này, công việc thu hoạch na không dồn rập, không bị tư thương ép giá và trên hết là người trồng na không sợ mất mùa. Bởi nếu đợt 1 không có hoa thì cây sẽ ra hoa ở các đợt tiếp theo. Từ hiệu quả kinh tế của loại cây trồng chủ lực này, phường Bến Tắm đang định hướng mở rộng diện tích trồng na từ 170ha lên 200ha theo phương pháp không chuyển đổi ồ ạt.

Trên đọa bàn thị xã Chí Linh có trên 750 ha trồng na,  chủ yếu ở các phường Bến Tắm, Hoàng Tiến, Bắc An, Lê Lợi, Hoàng  Hoa Thám. Trồng na mất nhiều công lao động chăm sóc tỉa cảnh, thụ phấn và thu hoạch nên thành phố không khuyến khích mở rộng diện tích trồng na trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mà chỉ khuyến khích mở rộng diện tích trồng na theo quy trình Vietgap và Globalgap nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm na Chí Linh.

Hoàng Vân (Đài PT-TH Hải Dương)

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây