Tinh Phi cổ tháp - Công trình tri ân Bà chúa Sao Sa của người dân Chí Linh

Thứ hai - 25/02/2019 20:41 - 3223 lượt xem
Tinh Phi cổ tháp - Tháp mộ Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ nằm trên đỉnh đồi phía sau Đền thờ.
Tinh Phi cổ tháp - Tháp mộ Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ nằm trên đỉnh đồi phía sau Đền thờ.
Thành phố Chí Linh vừa hoàn thành phục dựng Tinh phi Cổ tháp, (tức Tháp mộ) của tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ trên núi Trì Ngư, thuộc phường Văn An. Đây là sự tri ân của người Chí Linh hôm nay đối với các bậc tiền nhân đã làm rạng danh cho đất nước, dân tộc.

Tinh Phi cổ tháp là một công trình văn hóa đặc biệt, từ xưa đã được xếp vào hàng danh thắng, 1 trong 8 di tích của Chí Linh bát cổ. Sách “Chí Linh phong vật chí” chép rằng; Tinh Phi cổ tháp là tháp mộ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, được xây bằng gạch đất nung màu đỏ nhiều tầng rất đẹp, từ xa đã nhìn thấy màu hồng của tháp mộ nổi bật trên nền trời xanh...Đến cuối thế kỷ thứ 19 ngôi tháp bị sập đổ hoàn toàn và mất dấu tích.

Công trình hiện tại nằm bên con đường vào Đền thờ Nhà giáo Chu Văn An. Trong hành trình phát triển từ thị xã lên thành phố, Chí Linh xác định: phát triển kinh tế, quy hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở không thể không chú trọng tới trùng tu tôn tạo các di tích, thiết chế văn hóa, là minh chứng của một vùng đất có bề dày lịch sử và văn hiến. Đó cũng là cái gốc để Chí Linh phát triển thành một đô thị văn minh hiện đại, trung tâm du lịch, dịch vụ của tỉnh Hải Dương và cả nước.

Công trình gồm hai hạng mục chính là Khu lăng mộ và Tứ trụ. Chủ đầu tư là Ban quản lý di tích thị xã, và do Cty CP xây dựng số 6 Hải Dương thi công. Tháp mộ và Đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ là điểm kết nối các di tích quan trọng ở Chí Linh như: Côn Sơn-Kiếp Bạc-Đền thờ thầy Chu Văn An- Trạng nguyên Cổ đường cùng nhiều di tích khác...

Khu lăng mộ gồm các hạng mục thành phần là lối lên hai bên, chiếu nghỉ, lan can...Khu tháp có diện tích trên 120m2, bao quanh là lan can bằng đá xanh Thanh Hóa, được chế tác thủ công, chạm hoa sen. Tháp mộ phục dựng với kiến trúc hình vuông, xây bằng gạch chỉ đặc, bên trong có hệ thống khung bê tông cốt thép chịu lực, bên ngoài xây bằng gạch vồ màu hồng (loại gạch đất nung lớn), mạch không chít. Kiến trúc tháp ba tầng, theo đúng lối kiến trúc tháp cổ từ thời Lý-Trần, Lê Mạc. Tổng thể khu lăng mộ rộng 500m2, tháp cao 9,7m. Cùng với đó, nghi môn cũng được xây dựng dạng tứ trụ truyền thống của các di tích đền thờ thánh nhân. Tổng mức đầu tư là gần 6 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ nguồn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác. 

Thế là sau mấy trăm năm tưởng chừng như bị biến mất, thì nay Tinh Phi cổ tháp lại hiện hữu như mong mỏi của lớp lớp thế hệ người dân Chí Linh, Hải Dương cùng du khách thập muôn phương, mỗi khi về tham quan thắp hương tưởng niệm Bà chúa Sao Sa. 

Lăng mộ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ được phục dựng cũng  góp phần hoàn thiện tổng thể quy hoạch, nâng cao giá trị cho toàn bộ khu di tích. Công trình hoàn thành, thêm một lần nữa khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Chí Linh đối với những giá trị VH truyền thống. Bởi đó là cội nguồn sức mạnh để Chí Linh tiếp tục đi lên mạnh mẽ hơn.

Phạm Chức (Hải Dương TV)

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây