Tình yêu Côn Sơn trong thơ Nguyễn Trãi

Tình yêu Côn Sơn trong thơ Nguyễn Trãi

 13:24 03/01/2019

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Đến năm 1385 thì cụ Trần Nguyên Đán xin cáo quan vè trí sĩ ở Côn Sơn. Về đây cụ đã cho xây dựng Thanh Hư động- một công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử. Trong bài Thanh Hư động ký , Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi có kể lại rằng: " Rồi ông xem xét đất đai, đo đạc hình thế, một hồi trống đánh lên, mấy vạn người xúm lại, phát lùm cây rậm rạp, san gò đá gồ ghề, dòng suối gạn trong, lối hoang mở rộng, có đủ nhân công vật liệu đắp móng xây tường, việc làm liên tiếp không đầy một tháng mà công trình xây trát kẻ vẽ đều đã hoàn thành. Chỗ cao hình vòm, chỗ thấp hình chảo. Nhìn chỗ xa, ngắm màu xanh, thu vẻ lạ quán nét đẹp, gồm biết bao cảnh trí để yên nghỉ hoặc vui chơ, gọi chung là động Thanh Hư ( có nghĩa là trong trẻo và lộng lẫy)"

Nguyễn lương Bằng (1904 - 1979)

Nguyễn Lương Bằng - Người cán bộ mẫu mực của Đảng và Nhà nước

 17:15 02/04/2016

Ông Nguyễn Lương Bằng, bí danh là Triệu Vân, biệt danh là Sao Đỏ hay Anh Cả, sinh ngày 7 tháng 2 năm Giáp Thìn, tức 2-4-1904, trong một gia đình nho giáo thanh bạch, tại Thôn Đông, nay thuộc xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện. Thân phụ là ông Nguyễn Lương Thiện, làm nghề dạy học; thân mẫu là bà Ngô Thị Tý, thuộc dòng dõi nho gia. Dòng họ Nguyễn Lương cư trú ở Thanh Tùng lâu đời, là một dòng họ hiếu học và trọng nhân cách, nay còn một nhà thờ khá lớn. Gia đình có 4 người con, 3 gái, 1 trai, Nguyễn Lương Bằng là con út.

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây