13:24 03/01/2019
Nguyễn Trãi sinh năm 1380 ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Đến năm 1385 thì cụ Trần Nguyên Đán xin cáo quan vè trí sĩ ở Côn Sơn. Về đây cụ đã cho xây dựng Thanh Hư động- một công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử. Trong bài Thanh Hư động ký , Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi có kể lại rằng: " Rồi ông xem xét đất đai, đo đạc hình thế, một hồi trống đánh lên, mấy vạn người xúm lại, phát lùm cây rậm rạp, san gò đá gồ ghề, dòng suối gạn trong, lối hoang mở rộng, có đủ nhân công vật liệu đắp móng xây tường, việc làm liên tiếp không đầy một tháng mà công trình xây trát kẻ vẽ đều đã hoàn thành. Chỗ cao hình vòm, chỗ thấp hình chảo. Nhìn chỗ xa, ngắm màu xanh, thu vẻ lạ quán nét đẹp, gồm biết bao cảnh trí để yên nghỉ hoặc vui chơ, gọi chung là động Thanh Hư ( có nghĩa là trong trẻo và lộng lẫy)"
11:22 14/10/2017
Tên gọi Chí Linh có nghĩa là cực kỳ linh thiêng. Đất Chí Linh núi sông kỳ hình, kỳ dạng, mạch có long bàn, hổ cứ; khí có âm dương. Tả có núi cao, hữu có sông rộng. Dòng chảy chia 9 khúc; Thiên binh ngàn tướng bày trận; vạn thần đều chầu bái, bách quan hướng tiền nghinh. Nếu chăm đất này tốt, quốc gia hưng thịnh mãi trường tồn.
Chí Linh có Côn Sơn - Kiếp Bạc, 2 di tích cực kỳ quan trọng của đất nước. Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu; chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Kỳ Lân, cạnh núi Ngũ Nhạc (5 ngọn núi thiêng của trời đất); xa xa là núi núi Phượng Hoàng nơi thầy giáo Chu Văn An về ẩn cư dạy học; cùng với núi Rùa (phía tây bắc chùa Côn Sơn), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với sông núi Chí Linh.
11:11 25/04/2016
Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia; thời Trần thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân nghìn tướng chầu về… ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời… Khu Di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân liền kề; đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng và núi Rùa (phía Tây Bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với Khu Di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Hoàng với sông núi thị xã Chí Linh.
14:15 06/03/2016
Là con thứ ba của vua Trần Minh Tông, Trần Nghệ Tông (1320-1394) chỉ làm vua có 3 năm, rồi nhường ngôi cho em (Duệ Tông), lui về làm Thái Thượng Hoàng, những 27 năm, nhưng triều Trần đang trên đà tụt dốc. Sự nghiệp chính trị của Trần Nghệ Tông chả có gì đáng nói. Tuy nhiên, với tư cách là tác giả, Trần Nghệ Tông cũng có một số tác phẩm có giá trị, được chép trong các sách của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích v.v….Chúng tôi chọn giới thiệu một bài, viết khi tác giả về viếng thăm đền thờ quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán ở Côn Sơn, Chí Linh...