Di tích - Danh thắng

Chùa Côn Sơn

Lễ hội Côn Sơn

  •   03/11/2015 11:30:00 AM
  •   Đã xem: 3267
  •   Phản hồi: 0

Côn Sơn là một danh thắng tự nhiên được con người dày công tôn tạo qua hàng thiên niên kỷ, nên từ bảy thế kỷ trước đã được lịch sử ghi nhận, đến thời Hồng Đức (1469-1497) lại được thể hiện trên bản đồ, đủ thấy vị thế của khu di tích quan trọng này.

Đền thờ Chu Văn An

Lễ hội Đền thờ Chu Văn An 

  •   03/11/2015 11:26:00 AM
  •   Đã xem: 5350
  •   Phản hồi: 0

Xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, là một vùng địa linh, nhân kiệt, nơi sản sinh nhiều nhân tài, đồng thời còn là nơi hun đúc những tâm hồn lớn với ý chí phi thường. Trong một không gian hẹp, đường kính chưa đầy 6 cây số mà có 3 khu di tích liền kề nhau, những di tích này gắn liền cuộc đời và sự nghiệp của 3 danh nhân điển hình của dân tộc ở thời đại phong kiến, trên 3 lĩnh vực khác nhau.
- Kiếp Bạc, nơi Trần Hưng Đạo, nhà quân sự thiên tài, được dân tộc tôn vinh là Thánh nhân, lập quân doanh từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất và sống ở đây cho đến cuối đời (1300).
- Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi, Danh nhân văn hoá thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc, từng sống ở đây từ khi mới năm tuổi cho đến khi xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên (1442).
- Phượng Hoàng, nơi Chu Văn An, nhà giáo mẫu mực của muôn đời, sống ở đây những năm dâng Thất trảm sớ.
Những di tích nói trên, dưới thời đại phong kiến có quy mô khác nhau và cũng từng bị huỷ diệt, nay tất cả đã được trùng tu, tôn tạo tương xứng với vị thế của từng danh nhân. Ngày qua đời của các vị đều trở thành ngày hội lớn và được tổ chức trọng thể nhằm đạt hiệu quả cao về văn hoá, xã hội.

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá 

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá 

  •   03/11/2015 11:05:00 AM
  •   Đã xem: 3495
  •   Phản hồi: 0

Vào đầu thế kỷ 19 do sự thay đổi về địa giới hành chính, khu đền Sinh, đền Hoá thuộc xã Yên Mô, tổng Chi Ngại, huyện Chí linh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương.

Đền thờ thầy giáo Chu Văn An

Mảnh đất Chí Linh

  •   29/10/2015 03:03:00 PM
  •   Đã xem: 5123
  •   Phản hồi: 0

Đình Chí Linh

Đình Chí Linh

  •   29/10/2015 02:59:00 PM
  •   Đã xem: 2621
  •   Phản hồi: 0

Nằm ở thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh. Căn cứ vào tấm bia “ Thần tích bi ký” khắc dựng  năm Tự Đức 20 (1867) hiện còn lưu giữ tại đây,  thì Đình Chí Linh là nơi thờ Tam vị đại vương có tên hiệu là:
- Cao Sơn Quốc Trạng đại vương ( tức Cao Hiển – Thánh Cả)
- Quảng Bác đại vương ( tức Phạm Cường – Thánh Hai)
- Hùng Duệ đại vương ( tức Phạm Úy – Thánh Ba)

Cổng đền Cao

Khu di tích Đền Cao An Lạc

  •   29/10/2015 02:56:00 PM
  •   Đã xem: 3527
  •   Phản hồi: 0

Chí Linh  - Một vùng đất  lắng hồn thiêng sông núi. Đến Chí Linh du khách được chiêm bái một quần thể khu di tích lịch sử đền Cao đang trầm mặc soi mình bên dòng Nguyệt Giang thơ mộng - một cảnh quan đặc biệt của Chí Linh. Dấu ấn lịch sử oanh liệt hào hùng thời Tiền Lê cùng những chiến công hiển hách của năm vị tướng họ Vương đến nay còn hiện diện qua những ngôi đền cổ tại vùng đất An Lạc làm nên dấu thiêng vùng đất Chí Linh.

Thượng Tể cổ trạch

Đền Quốc Phụ (Thượng Tể cổ trạch)

  •   29/10/2015 02:53:00 PM
  •   Đã xem: 3795
  •   Phản hồi: 0

​Nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy, đền Quốc Phụ là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng đ­ược nhiều sử sách ghi nhận. Trư­ớc kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Nay di tích thuộc thôn Nẻo, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dư­ơng. Đây là đền thờ Nhập nội Quốc phụ Th­ượng tể Trần Quốc Chẩn – một trong những danh t­ướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất n­ước.

Ban thờ Bà chúa Sao Sa

Đền thờ bà Chúa Sao Sa

  •   29/10/2015 02:50:00 PM
  •   Đã xem: 3657
  •   Phản hồi: 0

Trong lịch sử, xã Kiệt Đặc (nay là xã Văn An) - huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương là nơi đã sinh ra nhiều người tài giỏi. Vào đời Trần, nhà giáo Chu Văn An sau khi dâng Thất trảm sớ đã lui về núi Phượng Hoàng ở Kiệt Đặc sống những năm tháng cuối đời. Thời thi cử bằng chữ Nho, họ Nguyễn ở đây có 7 người đậu tiến sĩ, trong đó có bà Nguyễn Thị Duệ đóng giả trai, đỗ đầu kỳ thi Hội dưới triều Mạc, trở thành hiện tượng độc đáo trong lịch sử khoa cử nước ta.

Tam  quan Đền Sinh

Đền Sinh - đền Hóa

  •   29/10/2015 02:45:00 PM
  •   Đã xem: 4220
  •   Phản hồi: 0

Đền Sinh, Đền Hoá là quần thể di tích thờ Thánh Phi Bồng, hay đức Thánh An Mô, thời Nguyễn thuộc địa phận xã An Mô, tổng Chi Ngại, nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Di tích cách chùa Côn Sơn 1km về phía Bắc.


Các tin khác

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây