Chính quyền 'bất lực', người dân… tự cứu mình khỏi 'cát tặc'

Thứ sáu - 20/10/2017 09:29 - 4845 lượt xem
Lúa, và hoa màu chưa kịp thu hoạch chỉ sau một đêm đã bị lòng sông “kéo” xuống, người dân đành mất trắng. Cả chục hecta đất đai màu mỡ được phù sa sông bồi đắp, cũng đành bỏ hoang chỉ vì nỗi lo sạt lở. Người dân đang kêu cứu, còn chính quyền đang im lặng? Đó là thực trạng đang diễn ra tại thôn Ngọc Tân (xã Hưng Đạo, TX. Chí Linh, Hải Dương).Lúa, và hoa màu chưa kịp thu hoạch chỉ sau một đêm đã bị lòng sông “kéo” xuống, người dân đành mất trắng. Cả chục hecta đất đai màu mỡ được phù sa sông bồi đắp, cũng đành bỏ hoang chỉ vì nỗi lo sạt lở. Người dân đang kêu cứu, còn chính quyền đang im lặng? Đó là thực trạng đang diễn ra tại thôn Ngọc Tân (xã Hưng Đạo, TX. Chí Linh, Hải Dương).



Ruộng đồng bỏ hoang, "cát tặc" lộng hành?

Trở về thị xã Chí Linh những ngày này, hỏi đường về thôn Ngọc Tân - xã Hưng Đạo, nhóm PV vô cùng giật mình và thấy bất ngờ khi chưa kịp hỏi thì đã được hỏi ngược lại “phóng viên, nhà báo à?”.

Khá bất ngờ trước câu hỏi của người dân nhưng là đủ để chúng tôi cảm nhận được sức nóng của những vấn đề thời sự cũng như nỗi bức xúc tại địa phương này.

Đặt chân vào thôn Ngọc Tân, quả thực đây là mảnh đất mà được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên vô cùng trù phú. Ấy thế nhưng đằng sau bức tranh quê yên bình ấy, Ngọc Tân giờ đây lại hiện ra với sự xác xơ tiêu điều.

Từng tấc đất chạy dọc bờ sông, chỉ vì bị nạo vét cát quá mức khiến lưu tốc dòng chảy thay đổi và cuốn phăng đi tất cả. Sông Thương vốn dĩ hiền hòa như người mẹ hiền, nay bỗng trở nên giận giữ đáng sợ. Còn con người Ngọc Tân bây giờ cũng tiêu điều chẳng kém, họ đang bất lực khi chứng khiến từng tất đất, tấc vàng của họ bị… cát tặc nạo vét từng ngày.

Cánh đồng rộng lớn phì nhiêu màu mỡ ở Ngọc Tân đang dần bị bỏ hoang?

Trò chuyện cùng PV với giọng uể oải, người dân thôn Ngọc Tân cho hay: “Lúa, và hoa màu chưa kịp thu hoạch chỉ sau một đêm đã bị lòng sông co xuống, người dân đành mất trắng”.

Chỉ tay ra hướng cánh đồng phù sa màu mỡ anh N.V.N nói: “Bây giờ chúng tôi đành bỏ trắng cả chục hecta đất như vậy. Chẳng ai dám trồng cây gì vì không biết có được thu hoạch hay không? Chỉ sợ sạt lở rồi đổ xuống sông hết”.

Đáng chú ý, khi PV đề cập tới nguyên nhân của vấn đề. Chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Kể chuyện với PV một người dân thôn Ngọc Tân (giấu tên – PV) cho biết: “Chỉ vì hút cát mà người dân chúng tôi phải khổ như thế này”.

Người này cho biết thêm, ngày nào cũng vậy có cả gần chục thuyền hoạt động trên lòng sông. Ban ngày thì hút ở xa, còn ban đêm thì chúng vào tận bờ để lấy cát.

Bờ sông đang bị sạt lở nghiêm trọng.

Để tiếp cận rõ hơn sự việc, nhóm PV được người dân đưa ra tận hiện trường bờ sông để tác nghiệp. Dọc bờ sông là đất phù sa màu mỡ đã bị lưu tốc dòng chảy “gặm nhấm” nham nhở.

Tại đây, ở thời điểm nhóm PV đặt máy ghi hình là vào khoảng 13h. Thế nhưng, những chiếc thuyền hút cát vẫn ngang nhiên sục ống xuống lòng sông để hút cát. Thậm chí, vị trí đặt ống nạo vét cũng chẳng phải ở tầm xa như đúng “lịch làm nhiệm vụ của chúng”.Ống nạo vét được đặt ngay sát rìa bờ?

Không những thế, điều đáng ngạc nhiên là khi phát hiện có nhóm PV đang tác nghiệp ghi hình, thì những chiếc thuyền đang mải miết “làm nhiệm vụ” bỗng dưng tắt máy và di chuyển ra xa tầm giữa dòng sông.

Tàu hút cát ngang nhiên hoạt động giữa ban ngày.

Chính quyền im lặng, người dân… tự cứu lấy mình

Trước cảnh tượng hoang tàn tiêu điều, nói với PV người Ngọc Tân chỉ biết thở dài, chỉ còn cách tự cứu lấy mình. Người dân Ngọc Tân đã tự xây dựng lên các Đội an ninh tự quản và Đội thanh tra nhân dân. Để mỗi khi phát hiện các tàu thuyền hút cát thì đội an ninh tự quản sẽ huy động nhân dân trong thôn ra xua đuổi.

Được biết, vào ngày 3/10 vừa qua, khi đông đảo nhân dân cùng nhau đuổi các tàu cát, thì lại xuất hiện một đám người lạ mặt với hung khí trên tay đe dọa đã khiến cho tình hình an ninh trật tự trong thôn bị đảo lộn và nhân dân thì vô cùng lo lắng. Lúc này người dân chỉ còn biết gọi sự “cứu trợ” của chính quyền và công an xã Hưng Đạo.

Khi phát hiện ra PV tác nghiệp, thì những tàu hút cát nhanh chóng... di chuyển ra xa.

Chưa dừng lại ở đó, những bất thường cứ nối tiếp bất thường. Hàng chục hecta đất đang bị bỏ hoang và đứng trước nguy cơ mất trắng. Người dân thì đang bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thì lại bị đe dọa, không những không nhận được sự bảo vệ của chính quyền cơ sở.

Sau những việc làm rất “chính nghĩa” đó, hôm sau, những người nông dân “chân chất” ấy lại bị chính quyền xã mời lên cơ quan để làm việc? Phải chăng ở đây còn rất nhiều điều khuất tất?

Tất cả những dấu hỏi ấy xin được gửi đến lãnh đạo chính quyền, cũng như lực lượng chức năng, lực lượng an ninh của xã Hưng Đạo, đồng kính gửi tới UBND TX Chí Linh, UBND tỉnh Hải Dương. Và xin đừng để người dân ở đây bị “ bức tử” vì… "cát tặc".

Trong thời gian qua Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, điạ phương thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước dối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát sỏi. Được biết, tháng 11/2016, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành đề án phòng chống khai thác cát sỏi.


Văn Bình - Trung Hiếu (Báo Môi trường Đô thị điện tử)
Bạn đang đọc bài viết Chính quyền 'bất lực', người dân… tự cứu mình khỏi 'cát tặc' tại chuyên mục Điều tra- Bạn đọc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0913 385 005 - 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây