Chí Linh (Hải Dương): Chính quyền làm ngơ để tài nguyên “chảy máu”?

Thứ hai - 28/08/2017 09:14 - 3213 lượt xem
Giấy phép khai thác đất đồi để làm vật liệu xây dựng, nhưng khi phát hiện ra có nhiều loại khoáng sản khác thì không được phép khai thác như than, đất sét anh đào, đất sét trắng… HTX Công nghiệp 68 Chí Linh (HTX 68) vẫn ngang nhiên tận thu, thậm chí khai thác cả sang phần địa giới nằm ngoài giấy phép.

Sai phạm ngay từ khi cấp phép

Theo quan sát và ghi nhận của phóng viên tại khuc vự đồi Hố Đa, phường Văn An (Chí Linh, Hải Dương), không chỉ khai thác đất đồi như trong giấy phép được cấp, HTX 68 còn ngang nhiên tận thu trái phép các loại khoảng sản có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần như than, đất sét anh đào, đất sét trắng…

Đây là việc làm trái pháp luật, “ăn cắp” tài nguyên khoáng sản công khai. Nhưng điều lạ là suốt bao năm qua, chính quyền huyện Chí Linh và tỉnh Hải Dương lại không hề hay biết để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Trao đổi với phóng viên, đại diện HTX 68 Chí Linh phủ nhận điều này và cho biết: “Cảnh sát môi trường Công an tỉnh và Sở TN&MT đã về kiểm tra, không có vấn đề gì(?). Loại đất có màu đen giống than chỉ là loại đất đồi thông thường…”. Nhưng cụ thể như thế nào thì tài liệu HTX 68 Chí Linh cung cấp cho phóng viên không hề thể hiện.

Trao đổi với báo điện tử Congluan.vn, một cán bộ Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hải Dương (xin được phép giấu tên) cho biết: Đối với mỏ đất đồi mà HTX 68 được cấp phép khai thác để làm vật liệu xây dựng, nếu như đúng là trong quá trình khai thác có cả than, đất sét anh đào, đất sét trắng như phản ánh thì việc khảo sát thăm dò khai thác đã có vấn đề sai phạm từ khi cấp phép. Vì nếu khảo sát đúng thì không thể có chuyện khi khác thác lại phát hiện ra nhiều loại khoáng sản khác nhau với khối lượng nhiều đến như vậy.

Giấy phép khai thác đất đồi nhưng HTX 68 lại khai thác cả than, đất sét anh đào, đất sét trắng.
Giấy phép khai thác đất đồi nhưng HTX 68 lại khai thác cả than, đất sét anh đào, đất sét trắng.

Luật sư Lê Đức Thắng (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Theo quy định, khi phát hiện ra có khoáng sản khác ngoài đất đồi như trong giấy phép, chủ mỏ phải có trách nhiệm khai báo với cơ quan chức năng, tạm dừng khai thác để chờ hướng dẫn, không được tiếp tục khai thác bán ra ngoài, gây thất thu thuế của Nhà nước và nhiều hệ lụy khác về môi trường. Việc HTX 68 nhiều năm qua vẫn ngang nhiên tận thu khai thác, vận chuyển bán ra ngoài có dấu hiệu của tội trốn thuế và hủy hoại môi trường.

Ông Thắng cũng đặt ra vấn đề, tiền cấp quyền khai thác đất đồi thấp hơn rất nhiều so với than, đất sét trắng… Liệu có hay không sự móc ngoặc của chính quyền với HTX 68 dựng lên bình phong là khai thác đất đồi nhưng thực chất là khai thác than và đất sét trắng?

Không có cam kết bảo vệ môi trường

Trao đổi với phóng viên xung quanh những vấn đề liên quan tới dự án khai thác đất đồi làm vật liệu xây dựng tại khu vực đồi Hố Đa, phường Văn An, ông Trịnh Văn Tường, đại diện HTX 68 Chí Linh (đơn vị được UBND tỉnh Hải Dương cấp phê duyệt quy hoạch khai thác đất đồi tại khu vực này) thừa nhận: “HTX 68 Chí Linh mới chỉ có Bản cam kết bảo vệ môi trường, chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật”.

Giải thích về nguyên nhân dẫn tới việc chậm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và một số thiếu sót khác, đại diện HTX 68 Chí Linh phân trần: “Tháng 11-2015, chúng tôi đã ký hợp đồng kinh tế với Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng và Thương mại Hải Hưng để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, thiết kế mỏ và lập hồ sơ đóng cửa mỏ đất nhưng vẫn chưa có… kinh phí để thanh toán”.

Tuy nhiên, làm việc với UBND phường Văn An, không chỉ không có đánh giá về tác động môi trường, Bản cam kết Bảo vệ môi trường mà HTX 68 Chí Linh cung cấp cho phóng viên được ông Đặng Xuân Hạnh, Chủ tịch UBND huyện Chí Linh (nay là thị xã Chí Linh) ký, phê duyệt ngày 12-11-2007, lại là Bản cam kết thuộc một dự án khác cũng tại huyện Chí Linh, được UBND tỉnh Hải Dương cấp Giấy phép số 2375/GP-UBND ngày 5-7-2006, với thời gian tồn tại của mỏ là 5 năm.

Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, gần 10 năm qua, HTX 68 Chí Linh vẫn thản nhiên khai thác khoáng sản tại khu vực đồi Hố Đa, phường Văn An, bất chấp quy định của pháp luật và qua mặt hàng loạt các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương.

Coi thường chính quyền cơ sở

Báo cáo số 47/BC-UBND ngày 6-6-2017 và Báo cáo số 48/BC-UBND ngày 9-6-2017 của UBND phường Văn An, do ông Vương Văn Bạn, Chủ tịch UBND phường ký gửi UBND thị xã Chí Linh nêu rõ: “Qua kiểm tra thực tế tại khu vực đồi Hố Đa cho thấy, HTX 68 Chí Linh đã khai thác vượt ra ngoài vị trí quy hoạch được cấp phép theo quy định. Ngày 5-6-2017 UBND phường Văn An kiểm tra và lập biên bản làm việc, yêu cầu HTX 68 Chí Linh dừng hoạt động khai thác đất đồi cho tới khi nào có đủ các thủ tục theo quy định và có ý kiến chỉ đạo của UBND thị xã Chí Linh mới được tiếp tục khai thác. Nhưng hiện nay, HTX 68 Chí Linh chưa dừng hoàn toàn, có lúc vẫn tiến hành khai thác tại vị trí nằm ngoài quy hoạch được cấp phép theo quy định và vận chuyển đất ra ngoài địa bàn khai thác”.

Đại công trường khai thác tài nguyên trái quy định của HTX 68 Chí Linh
Đại công trường khai thác tài nguyên trái quy định của HTX 68 Chí Linh

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Sập, Cán bộ Địa chính phường Văn An khẳng định: “UBND phường Văn An đã nhiều lần tổ chức lực lượng yêu cầu HTX 68 Chí Linh dừng hoạt động khai thác, khi nào hoàn thành đầy đủ các thủ tục theo quy định và có ý kiến chỉ đạo của UBND thị xã Chí Linh mới tiếp tục được khai thác. Thế nhưng, khi chúng tôi ngăn chặn, nhiều tài xế xe tải chở đất cho HTX 68 Chí Linh nói: Chúng tôi chỉ chở thuê… nên chúng tôi rất khó ngăn chặn, xử lý. Trước thực trạng đó, UBND phường đã báo cáo UBND thị xã Chí Linh và Sở TN&MT nhưng HTX 68 Chí Linh vẫn chưa dừng hoạt động khai thác”.

Sở Tài nguyên – Môi trường bao che?

Trước những sai phạm của Hợp tác xã Công nghiệp 68 Chí Linh trong hoạt động khai thác khoáng sản tại phường Văn An, thị xã Chí Linh, Phóng viên đã 2 lần phản ánh tới Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, nhưng một tháng trôi qua, đơn vị này vẫn “án binh bất động”

Phóng viên cũng đã phản ánh sự việc này tới ông Nguyễn Ngọc Long, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Hải Dương. Ông Long hướng dẫn phóng viên liên hệ với một cán bộ tên Nhởn, ở Phòng Khoáng sản qua số điện thoại 0979865998 để được cung cấp thông tin.

Trái với những gì mong đợi, câu trả lời phóng viên nhận được từ cán bộ tên Nhởn là: “Chúng tôi cần phải thành lập tổ công tác, tiến hành rà soát và kiểm tra sau đó mới có thể cung cấp thông tin cho báo chí. UBND phường có văn bản cụ thể như thế nào, các anh cứ bảo họ gửi lên đây để chúng tôi xử lý…”.

Gần một tháng sau, ngày 21/8/2017, phóng viên tiếp tục liên hệ với ông Nguyễn Ngọc Long nhưng ông này không nghe máy. Còn vị cán bộ tên Nhởn tiếp tục hứa hẹn: “Chúng tôi đã thành lập tổ công tác và đang cho kiểm tra, xử lý”.

Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương đình chỉ hoạt động, thanh tra toàn toàn bộ dự án; trường hợp sai phạm nghiêm trọng cần thu hồi dự án và xử lý nghiêm các cán bộ đã buông lỏng quản lý, nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự của tội trốn thuế hay hủy hoại môi trường, cũng cần phải kiên quyết chuyển sang cơ quan công an xử lý theo thẩm quyền, xem như “làm gương” để các doanh nghiệp khác không còn dám “nhờn luật”.

Báo điện tử Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!

Nhóm PV điều tra

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây