Đi tìm biểu tượng Chí Linh, Bài 4:  Miền đất tâm linh

Đi tìm biểu tượng Chí Linh, Bài 4: Miền đất tâm linh

 09:46 22/10/2018

Như những bài trước đã nói về Chí Linh là vùng đất thiêng với các huyệt mạch được đặt theo “Tứ linh” Long, Lân, Quy, Phượng. Vùng đất này còn sản sinh và hội tụ nhiều danh nhân, danh tướng, danh sư cùng nhiều truyền thuyết về nhân thần, thiên thần đã tạo lên một hệ thống di tích linh thiêng với sự đa dạng trong tín ngưỡng thờ Phật, thờ Mẫu, thờ Thánh. Chí Linh trở thành miền đất tâm linh hấp dẫn du khách thập phương về chiếm bái, cầu mong những điều tốt đẹp.

Tản mạn vài nét về logo, slogan Người Chí Linh

Tản mạn vài nét về logo, slogan Người Chí Linh

 00:22 14/10/2017

Tên gọi Chí Linh có nghĩa là cực kỳ linh thiêng. Đất Chí Linh núi sông kỳ hình, kỳ dạng, mạch có long bàn, hổ cứ; khí có âm dương. Tả có núi cao, hữu có sông rộng. Dòng chảy chia 9 khúc; Thiên binh ngàn tướng bày trận; vạn thần đều chầu bái, bách quan hướng tiền nghinh. Nếu chăm đất này tốt, quốc gia hưng thịnh mãi trường tồn.

Chí Linh có Côn Sơn - Kiếp Bạc, 2 di tích cực kỳ quan trọng của đất nước. Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu; chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Kỳ Lân, cạnh núi Ngũ Nhạc (5 ngọn núi thiêng của trời đất); xa xa là núi núi Phượng Hoàng nơi thầy giáo Chu Văn An về ẩn cư dạy học; cùng với núi Rùa (phía tây bắc chùa Côn Sơn), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với sông núi Chí Linh.

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây