Giao lưu những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc lần thứ 2- Thành công ngoài mong đợi

Thứ hai - 21/03/2016 09:18 - 2934 lượt xem
Giao lưu những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc lần thứ 2- Thành công ngoài mong đợi
Giao lưu những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc lần thứ 2- Thành công ngoài mong đợi
Nhân kỷ niệm 60 năm phát sóng chương trình dân ca ( 1956- 2016 ) trong 2 ngày 19-20/3/2016 phòng dân ca Hệ âm nhạc thông tin giải trí phối hợp với Trung tâm văn hóa Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và Hội những người yêu nghệ thuật chèo tổ chức “ Giao lưu những người yêu nghệ thuật chèo “ lần thứ hai. Ngay sau khi thông báo đã có hàng nghìn thính giả cả nước gọi điên đến Ban tổ chức đăng ký tham gia. 100 tiết mục hát chèo của 100 thính giả ở hầu khắp các miền quê trên cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài đã được lựa chọn hát trong buổi giao lưu. Buổi giao lưu còn hân hạnh đón hàng chục nghệ sĩ, soạn giả nổi tiếng trong làng chèo đến dự và hát cùng hội viên.
Hơn 20 năm làm nghề, gần 20 năm làm báo, chưa bao giờ tôi được chứng kiến tình yêu chèo lớn đến thế. Hàng trăm người, được chọn lọc từ hàng nghìn người gọi điện đến đăng ký tham gia và hát cho Ban tổ chức nghe, duyệt- cùng hòa chung một không khí khát khao, tha thiết dâng hiến cho nghệ thuật chèo.
 
Ngay sau khi phát đi thông báo, đã có hàng trăm thính giả liên tục gọi đến số Điện thoại của phòng dân ca, của Ban tổ chức để hỏi thủ tục, để đăng ký, để hát thử. Sau khi chọn lọc, cân nhắc kỹ từng trường hợp, chọn lựa không chỉ giọng hát, làn điệu hát, vùng quê, và cả thời gian gọi đến sớm v v  . . . Ban tổ chức đã sàng lọc được 100 người yêu chèo tham gia giao lưu.
 
Ngay từ sáng 18/3/2016, còn một ngày nữa buổi giao lưu mới chính thức khai mạc, trong khi những khâu cuối cùng của hậu kỳ tổ chức giao lưu vẫn đang gấp rút tiến hành thì đã lác đác có Hội viện tìm đến Chí Linh. Hành lí ngổn ngang, đầu tóc bơ phờ vì đường xá xa xôi, nhưng nụ cười thì nguyên vẹn trên môi bởi sắp được thỏa niềm mơ ước
 
Trò chuyện với các Hội viên tham gia mới thấy hết sự nỗ lực to lớn của họ để đến với chèo:  họ xin nghỉ phép, nghỉ dậy thêm, nghỉ không lương, gửi con, gửi cháu . . . vượt hàng trăm Km để đến đây. Cá biệt gia đình bác Đỗ Quang Phiệt có đến 9 thành viên đáp máy bay từ Đồng Nai ra để cổ cũ cho bác và cuộc giao lưu, hay Hội viên Hà Tiến Thành, bay từ Vũng Tàu ra chỉ để hát một bài buổi sáng 19, rồi lại gấp rút ra sân bay về Nam vì có việc gấp, Hội viên Đỗ Đại Kiêm, 71 tuổi, đi xe máy từ Bắc Từ Liêm xuống, lạc đường hơn 50 Km . . .  Điện thoại của các thành viên Ban tổ chức liên tục rung bời những cuộc gọi của Hội viên khắp nơi đang tìm về Chí Linh: Hỏi đường, hỏi chỗ ăn, chỗ ở , hỏi bài, hỏi giờ khai mạc, hỏi mình được sắp trong buổi nào. . . tất cả đều được Ban tổ chức giải thích cặn kẽ
 
Chiều 18/3 các thành viên trong tổ nhạc, dù bận trăm công ngàn việc cũng sắp xếp tề tựu đông đủ giúp bà con khớp nhạc. Phải nói ngay rằng chèo là bộ môn nghệ thuật đặc biệt đòi hỏi người hát người đàn phải hết sức tinh tế, am tường. Mặc dù chỉ là không chuyên nhưng mỗi hội viên đến với cuộc giao lưu đều hết sức tâm huyết, họ sẵn sàng tập đi, hát lại cho nhuần nhuyễn, cho hay nhất. và dàn nhạc cũng hết sức vui lòng “ chiều “ họ
 
4 buổi biễu diễn quả thật là 4 buổi tưng bừng, rực cháy chèo. Rực chày từ khán giả, dàn nhạc, đến các hội viên. Suốt từ đầu giờ sáng cho đến chính ngọ, cả buổi tối, buổi chiều cũng vậy. Mỗi buổi hơn 30 tiết mục, ăm ắp chèo mà không biết chán, cứ say sưa thưởng thức, rồi chụp ảnh, ghi âm, ghi hình. Ào ạt tặng hoa, ào ạt ghi hình lưu dấu kỷ niệm, rồi  còn . . . hôn vào má nhau trong niềm vui vỡ òa vì được hát, được thể hiện tình yêu với người biết yêu . . .
 
Điều đặc biệt trong giao lưu là Ban tổ chức đã mới được các vị khách đặc biệt, họ là những nghệ sĩ gạo cội của làng chèo như: NSND Thanh Hoài, các NSUT Vũ Ngọc, Thanh Binh, Thúy Mơ, Minh Phương, Ngọc Nam . . . các nghệ sĩ trẻ như: NSUT Phương Mây, Thế Hoan, Quang Dương . .  . các soạn giả nổi tiếng của làng chèo như Khúc Hà Linh, Mai Văn Lạng v v . . . xen giữa các tiết mục của các Hội viên là những cuộc giao lưu ấm cúng, chân tình, cởi mở của các vị khách với Hội viên yêu chèo. Sự gần gũi giữa những người chuyên và không chuyên tưởng chưa bao giờ lại có khó khoảng cách ngắn thế. Cả hai cùng cháy trong ngọn lửa chèo.
 
Sau 4 buổi giao lưu, hàng trăm tiết mục hát chèo đã được thể hiện một cách ngọt ngào, sâu lắng, da diết nhất. Hàng trăm con tim cùng hòa chung nhịp đập. Phút chia tay lưu luyến, tất cả cùng hát Quân tử vu dịch, nhiều giọt lệ tuôn trào, nhiều khóe mắt rưng rưng. Trở về với đời thường, lại ràng buộc với áo cơm nhưng chắc chắn niềm yêu say với nghệ thuật chèo thì ngày càng da diết, cháy bỏng hơn.
Chia tay nhiều ngả, hẹn năm sau ta lại “ Cùng chung câu hát “ gìn giữ một loại hình nghệ thuật độc đáo để chèo mãi sống cùng non sông gấm vóc Việt Nam
 
23h00 đêm 20/3/2016


Nguồn: Chí Linh TV

Tác giả bài viết: Mai Văn Lạng

Nguồn tin: www.maivanlang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây