Cùng với sự mạnh dạn đầu tư của người dân, thì sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương sẽ là cơ sở để phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân miền núi.
Với diện tích tự nhiên hơn 2.800 ha, trong đó 2/3 diện tích là đồi, rừng với hơn 100ha trồng vải, nhãn và một diện tích khá lớn trồng keo, bạch đàn và cây dẻ...đây là thế mạnh và là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Từ những điều kiện thuận lợi này, đến nay trên địa bàn xã Hoàng Hoa Thám có khoảng 50 hộ gia đình thực hiện mô hình nuôi ong lấy mật, với tổng số 5.000 đàn. Theo những hộ nuôi ong, sau khi kết thúc mùa hoa vải, hoa nhãn vào tháng 3 tháng 4, các hộ sẽ di chuyển đàn sang các vùng phụ cận có nguồn nguyên liệu dồi dào như Nhân Huệ, Thái Học, Phả Lại...để nâng cao sản lượng và chất lượng mật ong.
Để nghề nuôi ong lấy mật phát triển theo hướng bền vững, ngoài việc khuyến cáo bà con phát triển các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, tăng tỷ lệ che phủ rừng để bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho ong, việc tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích các hộ dân hình thành các CLB, mô hình liên gia là những giải pháp đang được chính quyền xã Hoàng Hoa Thám quan tâm nhằm tìm đầu ra, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tác giả bài viết: Vũ Long
Nguồn tin: haiduongtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn