Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Côn Sơn đang được gấp rút hoàn thành

Thông báo Lễ cung nghinh an vị thượng lương tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Côn Sơn

 18:36 25/12/2015

Trong kiến trúc Phật giáo, Cửu Phẩm Liên Hoa là biểu tượng tối cao của thế giới Cực Lạc, nơi Phật Adiđà thường trú. Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Côn Sơn có từ thời Trần, do Đệ Tam Thánh Tổ Huyền Quang tôn giả xây dựng, là một kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn.

Lễ khởi công xây dựng tòa Cửu phẩm Liên hoa chùa Côn Sơn

Ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc kêu gọi phát tâm công đức xây dựng tòa Cửa phẩm liên hoa

 18:17 06/11/2015

Chùa Côn Sơn là một trong những trung tâm của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Sau năm 1329, khi đệ tam tổ Huyền Quang trụ trì chùa Côn Sơn, ngài cho xây dựng ở sân nhà tổ một tòa tháp có thể xoay được gọi là Cửu Phẩm Liên Hoa (hay Cối Kinh). Trong nghệ thuật Phật giáo, Cửu Phẩm Liên Hoa là một biểu tượng tối cao của thế giới Cực Lạc - nơi đón nhận linh hồn của những thiện tâm, thiện đức vãng sinh về thế giới tịnh độ, tránh vào kiếp địa ngục luân hồi.

Đền thờ Chu Văn An

Lễ hội Đền thờ Chu Văn An 

 11:26 03/11/2015

Xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, là một vùng địa linh, nhân kiệt, nơi sản sinh nhiều nhân tài, đồng thời còn là nơi hun đúc những tâm hồn lớn với ý chí phi thường. Trong một không gian hẹp, đường kính chưa đầy 6 cây số mà có 3 khu di tích liền kề nhau, những di tích này gắn liền cuộc đời và sự nghiệp của 3 danh nhân điển hình của dân tộc ở thời đại phong kiến, trên 3 lĩnh vực khác nhau.
- Kiếp Bạc, nơi Trần Hưng Đạo, nhà quân sự thiên tài, được dân tộc tôn vinh là Thánh nhân, lập quân doanh từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất và sống ở đây cho đến cuối đời (1300).
- Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi, Danh nhân văn hoá thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc, từng sống ở đây từ khi mới năm tuổi cho đến khi xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên (1442).
- Phượng Hoàng, nơi Chu Văn An, nhà giáo mẫu mực của muôn đời, sống ở đây những năm dâng Thất trảm sớ.
Những di tích nói trên, dưới thời đại phong kiến có quy mô khác nhau và cũng từng bị huỷ diệt, nay tất cả đã được trùng tu, tôn tạo tương xứng với vị thế của từng danh nhân. Ngày qua đời của các vị đều trở thành ngày hội lớn và được tổ chức trọng thể nhằm đạt hiệu quả cao về văn hoá, xã hội.

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Khu di tích Côn Sơn

Các Di tích, danh thắng và lễ hội ở Chí Linh

 14:12 29/10/2015

Thị xã Chí Linh là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn với tên tuổi nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng cả nước như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đệ nhị Tổ Pháp Loa, Đệ tam Tổ Huyền Quang, Anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Vạn thế sư biểu Chu Văn An...
Hiện nay Chí Linh có 9 di tích được công nhận là Di tích Quốc gia, đó là:

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

 12:28 29/10/2015

Là danh tướng đã có công lớn trong ba lần đánh thắng quân Nguyên, ông được nhân dân ta phong là "Thánh". Các nhà sử học thế giới thì đánh giá ông là "một trong mười danh tướng vĩ đại nhất mọi thời đại". Ông không phải người Chí Linh nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn bó rất chặt chẽ với mảnh đất này...

Xứng đáng là đô thị loại III

Xứng đáng là đô thị loại III

 14:46 24/10/2015

​Thị xã Chí Linh là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn với tên tuổi nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng cả nước như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đệ nhị Tổ Pháp Loa, Đệ tam Tổ Huyền Quang, Anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Vạn thế sư biểu Chu Văn An... Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chí Linh còn là niềm tự hào là cửa ngõ giữa căn cứ cách mạng, là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hải Dương. Chí Linh đã cùng cả nước lập nên những chiến công oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây