Lễ đón Bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2012.

Thứ hai - 09/11/2015 13:07 - 5472 lượt xem
Lễ đón Bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2012.
Tối 1-10, tại khu di tích Kiếp Bạc, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai hội Côn Sơn-Kiếp Bạc 2012.
Phần 1: UY LINH VẠN KIẾP

Phần 2: LINH KHÍ CÔN SƠN

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc cho Đảng bộ và nhân dân Hải Dương

Một số hình ảnh

Bắn pháo hoa và thả đèn hoa đăng

Từ 18 giờ ngày 1-10 (16 -8 âm lịch), các đại biểu và hàng nghìn du khách đã tụ hội về bến Vạn Kiếp dự Lễ đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và khai mạc lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2012. Trên bến sông Lục Đầu, hàng trăm thuyền của ngư dân được trang hoàng cờ hoa rực rỡ. Toàn bộ không gian khu di tích Kiếp Bạc rực màu cờ lễ hội, lung linh ánh sáng đèn, làm sống lại hào khí Đông A hơn 700 năm trước. Trên đê sông Thương, tháp cầu an và hàng ngàn hoa đăng tỏa sáng. Sân khấu được dựng hoành tráng ngay bờ sông. Chính giữa là hình ảnh bức cuốn thư, hai bên có thanh gươm và đầu bút nghiên, thể hiện truyền thống của dân tộc Việt Nam: “Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”. Bên trái sân khấu là hình ảnh cách điệu của những chiếc cọc gỗ Bạch Đằng. Bên phải là hình ảnh con thuyền đang rẽ sóng với đôi câu đối: “Vạn Kiếp thanh phong thuỷ nhiễu hoa hoàn trùng pháo địa/ Côn Sơn Minh Nguyệt nhân khang, vật thịnh hiển linh tài”.

Đúng 20 giờ, buổi lễ bắt đầu với màn trống hội tưng bừng do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam thể hiện. Về dự lễ hội có nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;  Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng là người Hải Dương: Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Văn Chiền, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lãnh đạo 11 tỉnh, thành  phía Bắc; đại diện Tổ chức UNESCO... Về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Thanh Quyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Mạnh Hiển, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố; các vị khách quốc tế; các nhà sư và đông đảo nhân dân, du khách thập phương.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến trịnh trọng đọc diễn văn nêu bật những giá trị đặc biệt về lịch sử văn hóa, tài nguyên thiên nhiên của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, nơi gắn bó mật thiết với cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi và nhiều danh nhân khác của dân tộc như: Trần Nguyên Đán, Chu Văn An, Pháp Loa, Huyền Quang... Những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của di tích, những nghi lễ đặc sắc của lễ hội, cùng với uy linh của danh nhân đã tạo nên sức hấp dẫn của quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đối với khách thập phương. Những năm qua, thực hiện lời dạy của Bác Hồ khi về thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc,  tỉnh ta đã nghiên cứu, phục hồi, tu bổ, tôn tạo, nâng cấp nhiều hạng mục công trình của khu di tích; sưu tầm, phục dựng, bổ sung nhiều nghi lễ mang giá trị văn hóa, làm cho khu di tích có thêm nhiều giá trị nhân văn mới. Đồng chí nêu rõ: Việc Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt là niềm vinh dự tự hào của Đảng bộ và nhân dân Hải Dương. Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh nguyện tiếp tục giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị khu di tích phục vụ công tác giáo dục truyền thống, bồi đắp nguyên khí đất nước, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa tỉnh Hải Dương ngày càng phát triển nhanh, bền vững.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho lãnh đạo tỉnh và phát biểu ghi nhận những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân Hải Dương trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, làm khởi sắc diện mạo xứ Đông. Đồng chí đề nghị Đảng bộ và nhân dân Hải Dương phấn đấu hơn nữa để khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc xứng tầm với  vị thế của một di sản văn hóa quốc gia đặc biệt (toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).

Trong lời phát biểu đáp từ, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Chủ tịch UBND tỉnh đã cảm ơn sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, sự hợp tác của các tỉnh bạn, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nói riêng và các di tích trên địa bàn Hải Dương nói chung. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương tiếp thu nghiêm túc, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để xây dựng thành những kế hoạch hành động cụ thể trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Tiếp đó là chương trình nghệ thuật đặc biệt đậm nét văn hóa xứ Đông do TS. Trần Đình Ngôn biên kịch, NSND Bùi Đắc Sừ đạo diễn, với sự tham gia của hàng trăm nam, nữ diễn viên. Màn biểu diễn nghệ thuật gồm 2 chương. Chương 1 "Uy linh Vạn Kiếp" giới thiệu Côn Sơn - Kiếp Bạc là vùng địa linh nhân kiệt, tái hiện lễ hội quân trên sông Lục Đầu, nơi diễn ra trận chiến Vạn Kiếp oai hùng  trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai. Hào khí Đông A xưa lại hiện về khi Hưng Đạo Đại Vương đọc Hịch tướng sĩ trong tiếng reo hò của đoàn quân ào ào ra trận. Chương 2 "Linh khí Côn Sơn" đưa người xem trở lại không gian êm đềm, thanh tịnh của  núi Côn Sơn, Phượng Hoàng, nơi hội tụ của các danh nhân: Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang. Các bậc tiền nhân, với phẩm chất cao đẹp của mình, muốn nhắn nhủ thế hệ hôm nay phải biết bảo tồn, phát huy truyền thống, tinh hoa của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Buổi lễ kết thúc với màn thả hoa đăng trên sông Lục Đầu. Trong ánh sáng lung linh của pháo bông, 5.000 nghìn ngọn đèn hoa đã được thả xuống dòng sông, mang theo lời chúc an lành cho vong hồn những binh sĩ đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, thể hiện mong ước an lành cho đất nước, nhân dân.
 

+ https://www.facebook.com/NguoiChiLinhHD
+ https://www.facebook.com/ConSonKiepBac
+ http://nguoichilinh.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây