Chợ Sao Đỏ nhộn nhịp trước Tết ông Công, ông Táo

Chủ nhật - 31/01/2016 19:22 - 2299 lượt xem
Chợ Sao Đỏ nhộn nhịp trước Tết ông Công, ông Táo
Chợ Sao Đỏ nhộn nhịp trước Tết ông Công, ông Táo
Một ngày trước Tết ông Công, ông Táo các chợ trên địa bàn thị xã Chí Linh nói chung, chợ Sao Đỏ nói riêng tấp nập người mua bán.
Cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời là truyền thống lâu đời của người Việt. Thời điểm cận kề ngày Tết ông Công, ông Táo, thị trường phục vụ cho ngày lễ quan trọng này như vàng mã, cá chép lại trở nên rộn ràng, tấp nập hơn.

Theo ghi nhận của Người Chí Linh, cách đây ít ngày, thị trường vàng mã khá ảm đạm, ít người mua. Tuy nhiên, bắt đầu từ hôm nay (22 tháng Chạp), thị trường đã sôi động hơn rất nhiều. Từ các gian hàng bán vàng mã tại hoạt động mua bán diễn ra rất nhộn nhịp. Một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo loại nhỏ gồm có 1 mũ to, 1 đôi hài to, 3 mũ nhỏ và 3 đôi hài nhỏ cộng với 3 con cá chép giấy có giá từ 20.000 đồng - 50.000 đồng; loại to có giá khoảng 100.000 – 150.000 đồng. Đi kèm theo mũ mã, giày dép, quần áo là các mặt hàng như: tiền, vàng kèm theo cũng tăng lên khoảng 3.000 - 5.000 đồng và dao động quanh mức 10.000 - 20.000 đồng/bộ. Bộ comple 25.000 đồng/bộ, bộ sơ mi 20.000 đồng/bộ.

Không chỉ các loại vàng mã, các loại cá thả phóng sinh đặc biệt là cá chép vàng được nhiều người ưa chọn.

Cùng với đó, các sản phẩm phục vụ Tết như bánh kẹo, đồ khô, các loại hoa quả, lá dong, lạt giang,.. được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Số lượng người tham gia mua sắm đông, Nhiều thời điểm đã xảy ra tắc đường cục bộ khiến việc lưu thông trở lên khó khăn hơn.

















=================

Theo tập tục hằng năm, ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng Chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm tiễn đưa "ông Táo".

Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa Táo quân, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

29 Tết cúng rước ông bà, người Việt Nam rước luôn ông Táo trở lại nhà để cùng gia đình đón năm mới, vui xuân.

Tác giả bài viết: Lưu Việt Toàn

Nguồn tin: Trung tâm Thông tin Người Chí Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây