Quang cảnh ở chùa Thanh Mai

Vẻ độc đáo của ngôi chùa chốn rừng sâu, núi cao ở Chí Linh

 22:04 21/02/2020

Nằm ẩn mình giữa bạt ngàn cây lá, bảng lảng khói sương, chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, TP. Chí Linh, Hải Dương hiện ra với vẻ cổ kính, uy nghi, thu hút đến lạ lùng. Đây cũng chính là nơi gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ - người đã có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển chùa Thanh Mai.

Chí Linh mùa cây phong đỏ lá

Chí Linh mùa cây phong đỏ lá

 21:45 13/01/2020

Nằm bên khúc sông Lục Đầu Giang, mảnh đất Chí Linh (tỉnh Hải Dương) đã gắn liền với nhiều cuộc đời, sự nghiệp của những vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Đến Chí Linh, du khách ngỡ như đang đi vào miền hoài cổ với những câu chuyện chiến công của Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, chốn xưa của người thầy giáo muôn đời Chu Văn An.
Đâu đó, ta còn thấy bóng dáng anh hùng dân tộc-danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi ngồi uống trà, làm thơ dưới gốc thông già…

Nguồn gốc Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Nguồn gốc Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

 11:23 01/09/2019

Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích Quốc gia đặc biệt, thuộc thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và là chốn tổ của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm: Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa, Thánh tổ Huyền Quang,….Không chỉ gắn với các danh nhân, Côn Sơn Kiếp Bạc còn có địa danh núi sông hòa hợp, sơn thanh thủy tú, phong cảnh hữu tình, có vị trí quan trọng về giao thông và quân sự. Nơi đây hội tụ nhiều giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đặc sắc và phong phú.

Lãnh đạo Báo Hải Dương giới thiệu với lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình về giá trị của di tích Kiếp Bạc. Ảnh: P.V

Về thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc

 21:40 30/03/2019

Nếu như Nam Định là quê hương của Đức Thánh Trần, Hà Nam là kho quân lương lớn nhất của nhà Trần thì Vạn Kiếp, Kiếp Bạc chính là nơi Người đã cống hiến cả cuộc đời và làm nên sự nghiệp lẫy lừng với 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi. Đây cũng là nơi Đức Thánh Trần hiển Thánh mất đi. Vậy nên trong tiềm thức dân gian Kiếp Bạc chính là thánh địa thờ Đức Thánh Trần. Cách Kiếp Bạc không xa là di tính Côn Sơn - nơi ẩn dật tu tâm, dưỡng tính của các bậc danh nhân tiêu biểu cho tâm hồn, khí khách tinh hoa văn hóa Việt ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tất cả hòa quyện tạo nên "Côn Sơn - Kiếp Bạc” - Khu di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Hải Dương.

Diệp Văn Duy trong quyết định truy nã của Cơ quan CSĐT bộ Công an. Ảnh: Người đưa tin

Quá khứ bất hảo của đàn em tử tù Thọ "sứt", theo chân đại ca đi gieo rắc "cái chết trắng"

 16:09 12/03/2019

Sau 5 năm ra tù về tội Cướp tài sản, cứ tưởng Diệp Văn Duy- đàn em của tử tù Thọ "sứt" sẽ hoàn lương, tu chí làm ăn, ai ngờ cuộc đời của y lại bắt đầu trượt dài.

Mang lòng thành đến thăm Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc địa điểm tâm linh nổi tiếng của Hải Dương

Bỏ túi cuốn cẩm nang đi du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc trong ngày

 21:52 31/12/2018

Nằm cách Hà Nội 80km, Côn Sơn - Kiếp Bạc từ lâu đã vốn nổi tiếng với những di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của nhiều vị anh hùng và danh nhân đất Việt.

"Học trò Thủy thần” của thầy Chu Văn An

"Học trò Thủy thần” của thầy Chu Văn An

 21:15 20/11/2018

Trong suốt cuộc đời dạy học, thầy giáo Chu Văn An đã đào tạo được nhiều học trò, trong đó có không ít học trò đỗ đạt làm quan và có nhiều cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, thầy Chu còn có một người học trò rất đặc biệt là thủy thần vì kính trọng danh tiếng, nhân cách, đức độ của thầy đã hóa thành người lên hạ giới để xin theo học. Người “học trò thủy thần” cảm thương nỗi khổ của muôn dân, vạn vật chúng sinh vì nạn hạn hạn nên đã dám chống lệnh Thiên đình để làm mưa cứu hạn. Câu chuyện về người “học trò thủy thần” tuy chỉ mang tính truyền thuyết nhưng cũng đủ nói lên đức độ của thầy giáo Chu Văn An lớn đến mức còn cảm hóa được cả thủy thần. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trang Dulichchilinh.com có bài viết ““Học trò Thủy thần” của thầy Chu Văn An” như một nén tâm hương kính dâng lên người thầy của muôn đời Chu Văn An.

ác ngày đại lễ và sự lệ hàng năm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

Các ngày đại lễ và sự lệ hàng năm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

 20:38 27/10/2018

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc , nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của dân tộc. Hàng năm, tại Khu di tích diễn ra nhiều sự lệ nhằm tưởng niệm, tri ân các bậc danh nhân, anh hùng dân tộc, các bậc Thánh Vương, Đức Phật đã gắn bó cuộc đời và sự nghiệp với vùng đất này. Các sự lệ được duy trì hàng năm đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Nguyễn Trãi đã sáng tác "Loạn Hậu Đáo Côn Sơn Cảm Tác" vào thời điểm nào?

Nguyễn Trãi đã sáng tác "Loạn Hậu Đáo Côn Sơn Cảm Tác" vào thời điểm nào?

 20:27 07/10/2018

Loạn hậu đáo Côn sơn cảm tác” (sau loạn tới Côn sơn, cảm xúc làm ra) là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Trãi, được nhiều người yêu thích. Đề tài “về quê sau biến loạn” vẫn là một đề tài được ưa chuộng từ xưa đến nay. Trong bài có nhiều câu thơ hay:
Trần thổ đê đầu chỉ tự liên
(Cúi đầu trong đám bụi đất [của cuộc đời], chỉ tự thương mình)
hay:
Hà thời kết ốc vân phong hạ
(Bao giờ làm được căn nhà dưới núi có mây che).

Chuyện về nữ tiến sĩ có nhiều đóng góp cho nền giáo dục khoa bảng Việt Nam

Chuyện về nữ tiến sĩ có nhiều đóng góp cho nền giáo dục khoa bảng Việt Nam

 20:37 18/09/2018

Bà Nguyễn Thị Duệ là nữ Tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của nền giáo dục khoa bảng Việt Nam thời phong kiến. Cuộc đời bà có nhiều biến động, sóng gió nhưng bằng lòng nhiệt huyết bà vẫn vượt qua những khó khăn để có những đóng góp vào nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục khoa bảng thời phong kiến nói riêng. Nhân năm học mới 2018 – 2019 chuẩn bị bắt đầu, trang Web site Dulichchilinh.com có bài viết về Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, dưới góc độ của một nhà giáo dục tài năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đồng thời để cổ vũ, khích lệ và mong muốn nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước.

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây