Trường ĐH Sao Đỏ nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy lạnh

Chủ nhật - 14/01/2018 20:41 - 2459 lượt xem
Thóc giống được sấy bằng công nghệ sấy lạnh.
Thóc giống được sấy bằng công nghệ sấy lạnh.
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương đã nghiên cứu ứng dụng thành công công nghệ sấy lạnh để sấy thóc giống rút ngắn thời gian sấy xuống còn 19/22 giờ, giúp tiết kiệm 200 kWh/mẻ sấy so với công nghệ sấy nóng.
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm của Đồng bằng Bắc bộ với diện tích trồng lúa lớn, đặc biệt là diện tích lúa làm giống, tuy nhiên việc xử lý sản phẩm lúa gạo sau thu hoạch chưa được chú trọng dẫn đến giá thành sản phẩm thấp nhất cũng như công nghệ giúp làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống chưa được quan tâm đầu tư. 

Công nghệ được sử dụng chủ yếu để sấy thóc giống là công nghệ sấy nóng: Dùng than, dầu, nhiệt được truyền trực tiếp vào vật liệu sấy làm tăng nguy cơ nóng cục bộ, làm cho năng lực nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm của thóc suy giảm, thiết bị cồng kềnh, tốn diện tích nhà xưởng.

Trước thực trạng đó, năm 2017, Trường Đại học Sao Đỏ đã đề xuất thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh: "Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sấy lạnh để sấy thóc giống". Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sấy lạnh để sấy thóc giống, nâng cao tỷ lệ nảy mầm cho hạt thóc giống và đảm bảo an toàn cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Với công nghệ sấy lạnh, tác nhân sấy được tách ẩm trước khi đưa vào buồng sấy, nhiệt độ sấy có thể điều chỉnh thấp hơn, bằng hoặc cao hơn nhiệt độ môi trường tùy thuộc vào mật độ sấy. 

Ưu điểm của công nghệ này là do việc hạ thấp nhiệt độ sấy giúp vật liệu sấy không bị mất màu, mất chất do nhiệt, các chất dinh dưỡng. Tuổi thọ của thiết bị tăng và tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. Thời gian sấy từ 19-21 giờ/mẻ, điện năng tiêu thụ là 62 kwh/mẻ - thấp hơn khoảng 200 kwh so với công nghệ sấy nóng. 

Về quy trình sấy, ông Nguyễn Trọng Các - Trưởng khoa Điện, Đại học Sao Đỏ - cho biết: Thóc sau khi được thu hoạch sẽ được loại bỏ các hạt lép thông qua máy sàng lọc chuyên dụng và được kiểm tra độ ẩm bằng máy đo độ ẩm PM60, sau đó sẽ được cho vào lò sấy của máy sấy lạnh. Sau 5 tiếng sẽ đo độ ẩm lần 1, mỗi tiếng sau sẽ tiến hành kiểm tra độ ẩm 1 lần cho đến khi độ ẩm đạt nhỏ hơn 13% thì dừng lại. Thóc được lấy ra sẽ để ở phòng có nhiệt độ từ 25-28 độ C và được đóng vào bao nilon.

Trường Đại học Sao Đỏ đã phối hợp với Công ty CP giống cây trồng Hải Dương để thử nghiệm sấy thóc giống bằng công nghệ sấy lạnh với 3 loại thóc giống là nếp 97, bắc thơm và PC 15 có công suất từ 8-10 tấn/mẻ. Kết quả sau 19-22h sấy đối với từng loại, độ ẩm từ 11-13% - đáp ứng yêu cầu về thóc giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây