Khai mạc Giải bóng đá Cúp các CLB Phả Lại mở rộng lần thứ II- 2019

Khai mạc Giải bóng đá Cúp các CLB Phả Lại mở rộng lần thứ II- 2019

 17:13 02/07/2019

Chiều ngày 30/6, Phường Phả Lại tổ chức Khai mạc giải bóng đá nam Cúp các CLB Phả Lại mở rộng lần thứ hai- năm 2019.

Một góc phường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Danh sách 156 thôn, khu dân cư ở thành phố Chí Linh

 10:46 10/06/2019

Chí Linh là một thành phố ở phía bắc tỉnh Hải Dương, thuộc vùng tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Năm 2010, huyện Chí Linh đã được Chính phủ nâng cấp thành thị xã và đến ngày 1 tháng 3 năm 2019, thị xã Chí Linh chính thức trở thành thành phố thứ hai của tỉnh Hải Dương theo Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sau khi thành lập, thành phố Chí Linh có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường: An Lạc, Bến Tắm, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Phả Lại, Sao Đỏ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức và 5 xã: Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê Lợi, Nhân Huệ. Từ ngày 01/6/2019, thành phố Chí Linh có 156 thôn, khu dân cư (38 thôn, 118 khu dân cư). Danh sách cụ thể như sau:

Biểu tượng (logo) dự kiến của thành phố Chí Linh

Tự hào công dân thành phố Chí Linh

 15:09 24/02/2019

Từ hôm nay, ngày 01/03/2019, Chí Linh chính thức trở thành thành phố thuộc tỉnh Hải Dương. Năm 2010, huyện Chí Linh đã được Chính phủ nâng cấp thành thị xã và đến ngày 10 tháng 1 năm 2019, thị xã Chí Linh chính thức trở thành thành phố thứ hai của tỉnh Hải Dương theo Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ

Mời tham gia góp ý về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” , “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Hải Dương lần thứ hai - năm 2017

 21:50 18/09/2017

Đến ngày 13/9/2017, Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Hải Dương lần thứ hai - năm 2017 đã nhận được 22 hồ sơ của các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, gồm: 05 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" và 17 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".

Lễ tế tại Văn Miếu Mao Điền. Ảnh: P.T

Tìm hiểu phong tục tế lễ tại Văn miếu Mao Điền dưới thời phong kiến

 21:19 10/09/2017

Văn Miếu Mao Điền là Văn Miếu trấn Hải Dương xưa, thuộc địa phận xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Văn Miếu đã có lịch sử hơn 500 năm và được biết đến là Văn Miếu lớn thứ hai của cả nước (chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội). Văn Miếu và trường thi Hương tại Mao Điền là biểu tượng đẹp về truyền thống hiếu học của người xứ Đông xưa và Hải Dương nay.

Lễ khai bút đầu xuân tại đền thờ Nhà giáo Chu Văn An - Chí Linh. Ảnh: PT

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích nho học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

 21:16 10/09/2017

Xứ Đông xưa - Hải Dương nay, cũng giống như các vùng đất khác như Kinh Bắc, xứ Đoài (Hà Tây cũ), Hải Dương - mảnh đất địa linh nhân kiệt - nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa - nơi có số lượng tiến sĩ và các di tích nho học nhiều thứ hai trong cả nước. Đây được coi là gia tài, hương hỏa của tổ tiên để lại, là vốn quý, nguồn nội lực to lớn của tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Huyền bí Thanh Mai cổ tự

Huyền bí Thanh Mai cổ tự

 17:29 10/07/2016

Nằm trên địa bàn xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chùa Thanh Mai tọa trên sườn núi Phật tích được xây dựng từ thế kỷ 13, ngôi chùa được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992. Trước chùa là núi Bái Vọng, nơi có phần mộ cụ Nguyễn Phi Khanh-thân phụ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Đây là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả-vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm.

Đại diện Ban giám hiệu Trường Quân sự Quân khu 3 trao đồ dùng sinh hoạt tặng gia đình chị Dương Thị Mùi

Giúp hộ nghèo nhân lên niềm vui

 20:36 14/01/2016

Bật công tắc điện, hai cậu con trai của chị Dương Thị Mùi mắt cứ sáng lên theo ánh sáng đèn điện. Cháu lớn năm nay lên lớp 7, cháu thứ hai đang học lớp 4, nhưng từ khi theo mẹ về thôn Chín Thượng (xã Bắc An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sinh sống, đến tận bây giờ cả hai mới thấy ánh sáng điện trong ngôi nhà mình. Giống như hai con trai, chị Mùi ngắm ngôi nhà được ánh điện chiếu sáng rồi quay sang chiếc ti vi vừa được cán bộ, học viên Trường Quân sự Quân khu 3 tặng mà cứ nghĩ như là một giấc mơ. Đôi mắt đỏ hoe, chị Mùi trò chuyện với chúng tôi trong niềm xúc động: “Hai con còn nhỏ, chồng mất vì bệnh nặng. Bên gia đình chồng quá khó khăn nên tôi quyết định đưa con về bên mẹ đẻ ở thôn Chín Thượng sinh sống trong ngôi nhà tạm rộng gần 15m2. Gần 10 năm nay, hằng ngày nhìn các con cơm ăn không đủ no, mỗi tối ngồi học với ánh đèn dầu le lói mà tôi thấy thương các con lắm, không biết làm thế nào. Khi cán bộ, học viên Trường Quân sự Quân khu 3 giúp đỡ kéo dây điện, tặng ti vi và đồ dùng sinh hoạt, giúp mẹ con tôi bớt khó khăn, gia đình tôi thấy thật xúc động và hạnh phúc”.

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây