11:11 25/04/2016
Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia; thời Trần thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân nghìn tướng chầu về… ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời… Khu Di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân liền kề; đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng và núi Rùa (phía Tây Bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với Khu Di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Hoàng với sông núi thị xã Chí Linh.
11:26 03/11/2015
Xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, là một vùng địa linh, nhân kiệt, nơi sản sinh nhiều nhân tài, đồng thời còn là nơi hun đúc những tâm hồn lớn với ý chí phi thường. Trong một không gian hẹp, đường kính chưa đầy 6 cây số mà có 3 khu di tích liền kề nhau, những di tích này gắn liền cuộc đời và sự nghiệp của 3 danh nhân điển hình của dân tộc ở thời đại phong kiến, trên 3 lĩnh vực khác nhau.
- Kiếp Bạc, nơi Trần Hưng Đạo, nhà quân sự thiên tài, được dân tộc tôn vinh là Thánh nhân, lập quân doanh từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất và sống ở đây cho đến cuối đời (1300).
- Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi, Danh nhân văn hoá thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc, từng sống ở đây từ khi mới năm tuổi cho đến khi xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên (1442).
- Phượng Hoàng, nơi Chu Văn An, nhà giáo mẫu mực của muôn đời, sống ở đây những năm dâng Thất trảm sớ.
Những di tích nói trên, dưới thời đại phong kiến có quy mô khác nhau và cũng từng bị huỷ diệt, nay tất cả đã được trùng tu, tôn tạo tương xứng với vị thế của từng danh nhân. Ngày qua đời của các vị đều trở thành ngày hội lớn và được tổ chức trọng thể nhằm đạt hiệu quả cao về văn hoá, xã hội.
14:50 29/10/2015
Trong lịch sử, xã Kiệt Đặc (nay là xã Văn An) - huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương là nơi đã sinh ra nhiều người tài giỏi. Vào đời Trần, nhà giáo Chu Văn An sau khi dâng Thất trảm sớ đã lui về núi Phượng Hoàng ở Kiệt Đặc sống những năm tháng cuối đời. Thời thi cử bằng chữ Nho, họ Nguyễn ở đây có 7 người đậu tiến sĩ, trong đó có bà Nguyễn Thị Duệ đóng giả trai, đỗ đầu kỳ thi Hội dưới triều Mạc, trở thành hiện tượng độc đáo trong lịch sử khoa cử nước ta.
14:41 29/10/2015
Phượng Hoàng linh từ - Đền thờ thầy giáo Chu Văn An nằm ở phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.