Nghi môn đền Kiếp Bạc.

Phát triển du lịch tâm linh di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

 16:26 19/04/2019

Nhằm khai thác, phát huy tác dụng giá trị tối đa nguồn lực từ các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn TP Chí Linh, đặc biệt phát triển khu di tích tâm linh Côn Sơn - Kiếp Bạc trở thành địa chỉ đỏ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tâm linh, du lịch của du khách. Thời gian qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương, Sở VHTT&DL, Thành ủy, UBND TP Chi Linh cùng các Sở, ngành đã luôn quan tâm, đầu tư tôn tạo, phục hồi giá trị di sản và có nhiều chính sách, chế độ thu hút, kêu gọi đầu tư của các tổ chức, cá nhân đối với khu di tích.

Báo Xây dựng số đặc biệt: Chào mừng thành lập thành phố Chí Linh, Hải Dương

Báo Xây dựng số đặc biệt: Chào mừng thành lập thành phố Chí Linh, Hải Dương

 16:10 19/04/2019

Trên Báo Xây dựng số 32+33 (2147+2148) số đặc biệt chào mừng thành lập thành phố Chí Linh ra ngày 18/4/2019 có các thông tin nổi bật sau: Thành phố Chí Linh bước chuyển mình lịch sử; Chí Linh (Hải Dương): Xây dựng đô thị năng động trên tâm thế mới; Những bước tiến trong phát triển đô thị ở thành phố Chí Linh; Thành phố Chí Linh: Điểm sáng trong xây dựng Nông thôn mới; Phát triển du lịch tâm linh di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; Phát triển kinh tế - xã hội tại Chí Linh: Ghi nhận từ cơ sở, Constrexim - HOD: Tiên phong xây dựng đô thị Chí Linh, Trường Cao đẳng Cơ giới Xây dựng: Nâng cao chất lượng dạy và học... Xin mời bà con cùng đón đọc:

Tranh vẽ Chu Văn An. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chu Văn An - người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam

 10:30 19/04/2019

Chu Văn An sinh năm 1292 tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chu Văn An "tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc". Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, "học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa".

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam viết Chu Văn An là thầy giỏi nhưng nghiêm khắc, trọng tài năng của học trò và ghét những người cậy giàu ham chơi. Học trò của ông có nhiều người giỏi, có công giúp nước như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, hai quan lớn của triều Trần. Sinh thời, ông được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.

Thành phố Chí Linh phát huy giá trị các khu di tích, danh thắng để phát triển du lịch, dịch vụ

Thành phố Chí Linh phát huy giá trị các khu di tích, danh thắng để phát triển du lịch, dịch vụ

 13:38 14/04/2019

Thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nơi di dưỡng tinh thần của nhiều bậc danh nhân nổi tiếng hàng đầu lịch sử như: Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Duệ, Đệ nhị tổ, Đệ tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Thiền sư Pháp Loa, Thiền sư Huyền Quang. Đây cũng là nơi xuất hiện nhiều truyền thuyết mang tính huyền sử về các vị thần linh hiển ứng để cứu dân cứu nước như: Đức Thánh Mẫu Thạch Linh, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên, 5 vị tướng họ Vương... Những nơi các danh nhân từng sống, hay nơi ra đời các truyền thuyết huyền sử đó giờ đây đều trở thành những khu di tích, danh thắng nổi tiếng của TP Chí Linh như: Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, khu di tích danh thắng Phượng Hoàng, khu di tích đền Cao, khu di tích đền Sinh đền Hóa, khu danh thắng chùa Thanh Mai. Chính điều đó đã trở thành nguồn “tài nguyên” vô giá để TP Chí Linh đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ.

Đền thờ Khúc Thừa Dụ (Ninh Giang) rất bề thế nhưng lượng cây xanh khá thưa thớt

Trùng tu tôn tạo di tích: Cần gần gũi với thiên nhiên

 21:40 08/04/2019

Trùng tu tôn tạo di tích: Cần gần gũi với thiên nhiên CHỦ NHẬT, 07/04/2019 12:55:10
Những năm qua, việc trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đã được tỉnh ta quan tâm đầu tư.

Đường lên chùa Thanh Mai mùa phong lá đỏ

Khám phá rừng phong lá đỏ Tam Ban

 21:31 08/04/2019

Thành phố Chí Linh (Hải Dương) không chỉ là vùng đất nhiều di tích lịch sử, nơi quy ẩn của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An..., mà còn có nhiều cảnh đẹp với rừng thông hàng trăm tuổi, rừng phong rộng nhất Việt Nam.

Lãnh đạo Báo Hải Dương giới thiệu với lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình về giá trị của di tích Kiếp Bạc. Ảnh: P.V

Về thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc

 21:40 30/03/2019

Nếu như Nam Định là quê hương của Đức Thánh Trần, Hà Nam là kho quân lương lớn nhất của nhà Trần thì Vạn Kiếp, Kiếp Bạc chính là nơi Người đã cống hiến cả cuộc đời và làm nên sự nghiệp lẫy lừng với 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi. Đây cũng là nơi Đức Thánh Trần hiển Thánh mất đi. Vậy nên trong tiềm thức dân gian Kiếp Bạc chính là thánh địa thờ Đức Thánh Trần. Cách Kiếp Bạc không xa là di tính Côn Sơn - nơi ẩn dật tu tâm, dưỡng tính của các bậc danh nhân tiêu biểu cho tâm hồn, khí khách tinh hoa văn hóa Việt ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tất cả hòa quyện tạo nên "Côn Sơn - Kiếp Bạc” - Khu di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Hải Dương.

Ngày 27/02/2019 khai hội truyền thống đền Cao năm 2019

Ngày 27/02/2019 khai hội truyền thống đền Cao năm 2019

 14:40 24/02/2019

Quần thể Di tích lịch sử quốc gia Đền Cao, phường An Lạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương là cụm di tích cổ kính linh thiêng gắn liền với truyền thuyết về 5 Đức Thánh họ Vương đã có công phù giúp vua Lê Đại Hành trong cuộc kháng chiến phá Tống, bình Chiêm (981). Trong những ngày đầu xuân năm mới không khí lễ hội truyền thống tại Đền Cao đã lan tỏa khắp nơi, du khách nô nức chảy hội.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga – Giám đốc Sở VHTTDL Hải Dương

Hải Dương: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch xứ Đông

 19:37 03/02/2019

Xứ Đông là tên gọi dân gian để chỉ tiểu vùng văn hóa nằm ở mạn phía đông của vùng đồng bằng sông Hồng, chủ yếu bao gồm tỉnh Hải Dương, một phần của Hải Phòng. Trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa xứ Đông nảy sinh, tiếp biến và phát huy nhiều giá trị vật thể, phi vật thể, tạo thành một tiểu vùng văn hóa không trộn lẫn trong tổng thể văn hóa Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại.

Tình yêu Côn Sơn trong thơ Nguyễn Trãi

Tình yêu Côn Sơn trong thơ Nguyễn Trãi

 13:24 03/01/2019

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Đến năm 1385 thì cụ Trần Nguyên Đán xin cáo quan vè trí sĩ ở Côn Sơn. Về đây cụ đã cho xây dựng Thanh Hư động- một công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử. Trong bài Thanh Hư động ký , Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi có kể lại rằng: " Rồi ông xem xét đất đai, đo đạc hình thế, một hồi trống đánh lên, mấy vạn người xúm lại, phát lùm cây rậm rạp, san gò đá gồ ghề, dòng suối gạn trong, lối hoang mở rộng, có đủ nhân công vật liệu đắp móng xây tường, việc làm liên tiếp không đầy một tháng mà công trình xây trát kẻ vẽ đều đã hoàn thành. Chỗ cao hình vòm, chỗ thấp hình chảo. Nhìn chỗ xa, ngắm màu xanh, thu vẻ lạ quán nét đẹp, gồm biết bao cảnh trí để yên nghỉ hoặc vui chơ, gọi chung là động Thanh Hư ( có nghĩa là trong trẻo và lộng lẫy)"

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây