13:07 09/11/2015
Tối 1-10, tại khu di tích Kiếp Bạc, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai hội Côn Sơn-Kiếp Bạc 2012.
16:54 04/11/2015
Đình Kiệt Đoài là một di tích có giá trị không chỉ về quy mô kiến trúc, cảnh quan mà còn về những nhân vật được thờ trong di tích...
11:35 03/11/2015
Từ lâu tại quần thể di tích Đền Cao đã lưu truyền trong dân gian sự linh thiêng và những bí ẩn như quy ước: "Biết không nói, không biết không hỏi"; hay "không được mở khám thờ"; nên gian cấm Đền Cao, Đền Cả là cả một sự bí ẩn mà không ai được vào ngoại trừ cụ trùm và các quan đám.
11:30 03/11/2015
Côn Sơn là một danh thắng tự nhiên được con người dày công tôn tạo qua hàng thiên niên kỷ, nên từ bảy thế kỷ trước đã được lịch sử ghi nhận, đến thời Hồng Đức (1469-1497) lại được thể hiện trên bản đồ, đủ thấy vị thế của khu di tích quan trọng này.
11:26 03/11/2015
Xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, là một vùng địa linh, nhân kiệt, nơi sản sinh nhiều nhân tài, đồng thời còn là nơi hun đúc những tâm hồn lớn với ý chí phi thường. Trong một không gian hẹp, đường kính chưa đầy 6 cây số mà có 3 khu di tích liền kề nhau, những di tích này gắn liền cuộc đời và sự nghiệp của 3 danh nhân điển hình của dân tộc ở thời đại phong kiến, trên 3 lĩnh vực khác nhau.
- Kiếp Bạc, nơi Trần Hưng Đạo, nhà quân sự thiên tài, được dân tộc tôn vinh là Thánh nhân, lập quân doanh từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất và sống ở đây cho đến cuối đời (1300).
- Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi, Danh nhân văn hoá thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc, từng sống ở đây từ khi mới năm tuổi cho đến khi xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên (1442).
- Phượng Hoàng, nơi Chu Văn An, nhà giáo mẫu mực của muôn đời, sống ở đây những năm dâng Thất trảm sớ.
Những di tích nói trên, dưới thời đại phong kiến có quy mô khác nhau và cũng từng bị huỷ diệt, nay tất cả đã được trùng tu, tôn tạo tương xứng với vị thế của từng danh nhân. Ngày qua đời của các vị đều trở thành ngày hội lớn và được tổ chức trọng thể nhằm đạt hiệu quả cao về văn hoá, xã hội.
14:45 29/10/2015
Đền Sinh, Đền Hoá là quần thể di tích thờ Thánh Phi Bồng, hay đức Thánh An Mô, thời Nguyễn thuộc địa phận xã An Mô, tổng Chi Ngại, nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Di tích cách chùa Côn Sơn 1km về phía Bắc.
14:12 29/10/2015
Thị xã Chí Linh là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn với tên tuổi nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng cả nước như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đệ nhị Tổ Pháp Loa, Đệ tam Tổ Huyền Quang, Anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Vạn thế sư biểu Chu Văn An...
Hiện nay Chí Linh có 9 di tích được công nhận là Di tích Quốc gia, đó là:
14:04 29/10/2015
Không chỉ có Côn Sơn- Kiếp Bạc đã nổi tiếng từ lâu, Chí Linh còn một quần thể di tích và danh thắng hết sức phong phú, đã từng có 7 di tích được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia...
13:59 29/10/2015
Quần thể di tích "Chí Linh bát cổ" hòa quyện các yếu tố: địa - thiên nhiên, địa - lịch sử, cụ thể như cổ độ, cổ trạch, cổ viên, cổ bích, cổ tháp, cổ động, cổ thành. Các yếu tố này ghi lại cảnh quan thiên nhiên và lịch sử.
13:55 29/10/2015
Thành cổ Phao Sơn được xây dựng từ thời Trần. Đến những năm 80, di tích nổi tiếng này đã bị phá đi để xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại.
Chí Linh nổi tiếng với “bát cổ”, trong đó có Phao Sơn cổ thành, địa danh còn cất giữ nhiều bí ẩn. Sau nhiều lần hẹn, chúng tôi cũng được ông Nguyễn Văn Sông, Trưởng Ban Quản lý di tích thị xã Chí Linh đưa đi điền dã nơi đây. Và những gì “mắt thấy tai nghe” khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng…