Chí Linh (Hải Dương): Người dân thôn Kỹ Sơn "kêu cứu" vì ô nhiễm

Thứ ba - 05/12/2017 15:55 - 5481 lượt xem
Công ty Cổ phần Thế giới bị người dân thôn Kỹ Sơn “tố” gây ô nhiễm môi trường.
Công ty Cổ phần Thế giới bị người dân thôn Kỹ Sơn “tố” gây ô nhiễm môi trường.
Đã gần chục năm qua, thôn Kỹ Sơn, xã Tân Dân, thị xã Chí Linh (Hải Dương) phải hứng chịu ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ Công ty Cổ phần Thế giới, ở Cụm công nghiệp Tân Dân không những làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt mà hàng nghìn m2 đất nông nghiệp bỏ “hoang” cho cỏ dại. Các hộ dân liên tục kiến nghị các cấp chính quyền, làm đơn “kêu cứu” cơ quan chức năng, nhưng tình trạng trên không được khắc phục, gây bức xúc dư luận và làm xói mòn lòng tin với cơ quan ngành tài nguyên & môi trường Hải Dương.

Hàng nghìn m2 ruộng bị bỏ hoang

Về thôn Kỹ Sơn, xã Tân Dân, thị xã Chí Linh (Hải Dương) chúng tôi không khỏi xót xa khi hàng nghìn m2 ruộng của người dân, đang phải bỏ “hoang” mọc đầy cỏ dại. Nguyên nhân, người dân thôn Kỹ Sơn phản ánh là do tình trạng ô nhiễm từ Công ty Cổ phần Thế giới, ở Công ty cụm Công nghiệp Tân Dân gây ra, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, cây trồng… mặc dù đã có nhiều kiến nghị, đơn thư lên các cấp chính quyền, cơ quan chức năng nhưng thực trạng ô nhiễm không được giải quyết triệt để, khiến dư luận bức xúc.

Ông Vũ Văn Hội, Cán bộ, đảng viên (nghỉ hưu) người đại diện cho các hộ dân viết đơn kêu cứu gửi cơ quan chức năng Hải Dương, trình bày: “Từ khi các Công ty này đi vào hoạt động, người dân thôn Kỹ Sơn đã phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng từ khói, bụi và đặt biệt là nước thải xả ra môi trường đã khiến nhiều hộ gia đình phải bỏ ruộng,. Bởi nhiều vụ, người dân cấy lúa đến khi trổ bông thì bị táp lá “chết dần, chết mòn”, tiếc đất các hộ chuyển sang trồng rau màu, nhưng khi đến mùa thu hoạch mang rau ra chợ bán, thì mọi người không mua rau của thôn Kỹ Sơn. Người dân của các thôn trong xã và các vùng lân cận, nhiều năm qua đã “tẩy chay” không mua các loại rau màu, cá của thôn, vì cho rằng bị ô nhiễm môi trường, nên không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Không cấy được lúa, thu hoạch được sản phẩm nhưng hàng năm bà con vẫn phải đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước. Công ty đã có đền bù thiệt hại cho người dân, nhưng không thể “đong đếm” được ảnh hưởng về lâu dài, vì các cây trồng chết có thể thấy được, nhưng ảnh hưởng sức khỏe người dân và nước thải độc hại ngấm vào đất thì ai có thể đền bù, chịu trách nhiệm? Ông Hội bức xúc đặt ra câu hỏi.”

Quyết định của Sở tài nguyên & Môi trường Hải Dương đưa Công ty ra khỏi cơ sở ô nhiễm năm 2015, thì kết quả kiểm tra năm 2016 Công ty lại có nhiều sai phạm về môi trường.
Quyết định của Sở tài nguyên & Môi trường Hải Dương đưa Công ty ra khỏi cơ sở ô nhiễm năm 2015, thì kết quả kiểm tra năm 2016 Công ty lại có nhiều sai phạm về môi trường.

Theo thống kê của Trưởng thôn Kỹ Sơn, Lê Văn Thành, hiện trong thôn có 6 hộ bỏ ruộng hoang, với diện tích trên 7.000m2. Nguyên nhân không thể canh tác là do xả thải của nhà máy, khiến lượng bùn trong ruộng nhiều nên máy  cày không thể xuống làm đất, lúa thường bị táp lá vì khói bụi từ Nhà máy xả ra. Trước đây, các hộ gia đình bị hư hại lúa đã được Công ty Cổ phần Thế giới, hai lần đền bù thiệt hại. Hiện nay, thôn thường xuyên kiến nghị trong buổi họp, tiếp xúc cử tri về việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nhưng trên thực tế tình trạng không được cải thiện.

Công ty liên tiếp sai phạm

Cũng theo ý kiến phản ánh của ông Lê Văn Thành, Trưởng thôn Kỹ Sơn, thì hiện gây ô nhiễm nghiêm trọng, trực tiếp đời sống của 160 hộ, với 600 nhân khẩu trong thôn và sản xuất của người dân nguyên nhân chính là Công ty Cổ phần Thế giới (chuyên sản xuất gạch ốp lát). Từ khi, Công ty này đi vào hoạt động, người dân có đơn thư kiến nghị Công ty gây ô nhiễm, nên phải đền bù thiệt hại cho dân và trong thời gian (năm 2012 – 2013) liên tiếp bị cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dương xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Công ty này bị liệt vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường, phải có giải pháp và biện pháp khắc phục. Nhưng từ đó cho đến nay, Công ty này vẫn “bình chân như vại” hàng ngày xả khói bụi mù mịt, nước thải đổ vào ruộng của dân ờ phía sau nhà máy. Đỉnh điểm vào cuối năm 2015, người dân trong thôn đã đến tận nơi các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương gửi đơn “kêu cứu” về tình trạng ô nhiễm do Công ty Cổ phần Thế giới gây lên. Sau đó, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Dương đã tiến hành làm việc, đánh giá hoạt động sản xuất… theo đơn thư công dân và chỉ ra nhiều sai phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường của Công ty này. Người dân thôn Kỹ Sơn đã rất tin tưởng, hy vọng thoát khỏi cảnh “tra tấn” gần chục năm qua, nhưng đến nay càng thêm “thất vọng” vì “ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm”. Phải chăng, Công ty đang “phớt lờ” và coi thường kết luận của cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương, để người dân “hứng chịu” ô nhiễm – ông Thành bức xúc nói.

Theo người dân thôn Kỹ Sơn, ruộng bỏ hoang là do Công ty Cổ phần Thế giới làm ô nhiễm.
 
Theo người dân thôn Kỹ Sơn, ruộng bỏ hoang là do Công ty Cổ phần Thế giới làm ô nhiễm.

Đại diện lãnh đạo xã Tân Dân, ông Trần Trường, Chủ tịch UBND xã, xác nhận: Những phản ánh của người dân là đúng sự thật, Công ty Cổ phần Thế giới đã phải hai lần đền bù thiệt hại lúa cho người dân thôn Kỹ Sơn. Nguyên nhân do khói của nhà máy làm lúa bị chết, xã nhận được ý kiến của người dân, nhưng với chức năng nhiệm vụ chỉ kiến nghị cơ quan thẩm quyền xem xét, kiểm tra đánh giá…

Trao đổi với, phóng viên Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường, ông Hoàng Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thế giới có thừa nhận việc trước năm 2015, Công ty đã 2 lần đền bù thiệt hại sản xuất cho người dân thôn Kỹ Sơn, như các hộ gia đình đã phản ánh. Bởi trước thời điểm đó, Công ty là đơn vị nằm trong danh sách ô nhiễm môi trường. Sau đó, Công ty đã có nhiều giải pháp khắc phục, những tồn tại, hạn chế… nên đã được Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Dương ra Quyết định số 99/QĐ – STNMT ngày 30/6/2015 (Chứng nhận cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, theo Quyết định số 2703/QĐ  - UBND  ngày 18/11/2013 của UBND tỉnh Hải Dương).

Nhưng cũng trong năm 2015 lại diễn ra “nghịch lý”  khi Công ty Cổ phần Thế giới được đưa ra khỏi danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường, thì người dân lại liên tiếp có đơn thư gửi cơ quan chức năng cầu cứu. Chính vì vậy, tháng 7/2016 Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Dương đã thành lập đoàn kiểm tra xác minh thông tin phản ánh của người dân. Qua báo cáo số 136/STNMT của Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Dương, ngày 25/7/2016, cho thấy: Công ty Cổ phần Thế giới lại tiếp tục có nhiều sai phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường, như: Khu vực nghiền liệu có thông số bụi tổng (244,7 mg/Nm3) vượt 1.22 lần, mẫu nước thải tại các vị trí xả trước cổng Công ty, cửa xả cạnh xưởng cơ khí; cửa xả gần trạm khí hóa than; so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn Quốc gia về nước thải Công nghiệp áp dụng mức B, nhiều thông số vượt giới hạn cho phép…

Trưởng thôn Kỹ Sơn phản ánh bức xúc của người dân với phóng viên
Trưởng thôn Kỹ Sơn phản ánh bức xúc của người dân với phóng viên

Trong khi Quyết định đưa Công ty Cổ phần Thế giới ra khỏi danh sách cơ sở ô nhiễm vẫn chưa “ráo mực” thì cơ quan chức năng kiểm tra lại phát hiện Công ty có nhiều sai phạm yêu cầu phải có giải pháp khắc phục. Về vấn đề này, ông Hoàng Tuấn Anh, lý giải: Trong quá trình sản xuất, với điều kiện chủ quan và khách quan, Công ty không thể làm đạt yêu cầu 100% về môi trường, mà vừa làm vừa khắc phục. Nhiều khi những phản ánh người dân chỉ đổ cho Nhà máy làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sản xuất là không khách quan…

Vậy có thể thấy rõ, Công ty Cổ phần Thế giới với thời gian dài là cơ sở gây ô nhiễm, đã bị các cơ quan chức năng xử phạt nhiều lần và phải đền bù thiệt hại cho dân. Khi vừa được ra khỏi danh sách cơ sở ô nhiễm, thì lại gây ô nhiễm môi trường, một cơ sở như vậy, người dân thôn Kỹ Sơn lẽ nào không đặt câu hỏi? Công ty này sao cứ “nghiễm nhiên” tái phạm, không được xử lý triệt để, có phải là đang coi thường pháp luật, hay được “dung túng” bao che? Cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương cần nhanh chóng vào cuộc làm rõ, giải quyết dứt điểm để người dân không phải mỏi mòn làm đơn “kêu cứu”.

Bài, ảnh: Phạm Hoàng (Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường)

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây