Kỳ II - Theo ông Cóc lên Cổng Trời
Thực hiện xong các nghi lễ, chúng tôi tiếp tục hành trình chinh phục núi Ngũ Đài… Nhưng người dẫn đường nói rằng hôm nay mọi người sẽ lên gặp ông Cóc rồi cùng ông lên Cổng Trời. Đường đi lúc này khó hơn nhiều. Giữa mênh mông của núi là bạt ngàn cỏ tranh ngập ngang người. Sẽ không ai đoán được phía dưới những trảng cỏ tranh dày đặc này là những gì.
Kỳ I: Lên núi Đống Thóc, thăm chùa Bát Hương
“… Biết đâu đấy trong tương lai không xa, quần thể di tích lịch sử văn hóa - danh thắng núi Ngũ Đài (xã Hoàng Tiến, thị xã Chí Linh, Hải Dương) với một hệ sinh thái tự nhiên phong phú sẽ trở thành nơi đón du khách tới thưởng ngoạn, đắm mình vào phong cảnh kỳ thú, tìm hiểu thêm về một dòng Thiền thuần Việt và nghe những câu chuyện cổ ly kỳ, mang tính nhân văn sâu sắc…”
Nếu nói từ Vua Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung là những người đặt nền móng, đến Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ra dòng Thiền Phái Trúc Lâm thì người đưa dòng thiền này phát triển rực rỡ, lan tỏa rộng khắp không ai khác là Đệ nhị tổ Pháp Loa. Chùa Thanh Mai (xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là nơi tu hành và nơi yên nghỉ của Đệ nhị tổ Pháp Loa.
Cách Hà Nội khoảng 70km, tại TX Chí Linh, tỉnh Hải Dương có một rừng phong lá đỏ cổ thụ với những cây có đường kính 2 - 3 người ôm.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 6, năm 2017) cho 24 hiện vật, nhóm hiện vật.
Chiều 21/12, tại UBND xã An Lạc, thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương), UBND thị xã Chí Linh phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị triển khai phương án khoanh vùng xếp hạng quần thể di tích quốc gia đền Cao An Lạc. Đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban thường vụ thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh, Vũ Đình Tiến, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo Phòng Di sản (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương), Phòng Văn hóa, Ban Quản lý Di tích Chí Linh và xã An Lạc.
Rừng phong lá đỏ Hải Dương từ lâu đã là một trong những rừng phong hiếm hoi trong cả nước. Vì vậy những ngày cuối năm, nơi nay thu hút một lượng không nhỏ du khách đến ghé thăm, vãn cảnh chùa và ngắm rừng phong rực rỡ trong nắng đông.
Đình Chúc Thôn ở khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) khá đặc biệt khi cùng thờ 5 vị thành hoàng, trong đó có 3 vị là thành viên trong một gia đình.
Cách ngã tư Sao Đỏ khoảng 18km, chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng vào khoảng năm 1329. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa đã được trùng tu, thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh. Không chỉ có kiến trúc độc đáo, xung quanh chùa còn có rừng phong lá đỏ độc đáo.
Lâu nay, du khách thường bỏ tiền sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước châu Âu xa xôi để ngắm những rừng lá phong đỏ rực. Nhưng mấy năm nay, qua giới thiệu của các trang mạng, rất nhiều du khách tìm đến chùa Thanh Mai ở xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh), một trong những điểm ngắm lá phong độc đáo, hấp dẫn.