Đền Quốc Phụ ở khu dân cư Nẻo, phường Chí Minh (Chí Linh) thờ Huệ Vũ đại vương, Nhập nội Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn.
Bài viết tổng hợp và giới thiệu một số tài liệu Mộc bản về Chu Văn An - người thầy mẫu mực.
Cho rằng trường lớp quá ít, con em nhân dân phần lớn thất học, Chu Văn An mở trường dân lập và dạy học tới cuối đời.
Móc họng trả thức ăn cho kẻ hối lộ, không xử chém người nhận tội, bắt dân làng vét ao tìm thủ phạm là những "chiêu" xử án của 3 vị quan thanh liêm được ví là "Bao Công nước Việt".
Nổi tiếng là một danh sĩ có tính khí ngang tang, phóng túng, kiêu ngạo, chuyện lấy vợ nhờ ăn vụng tôm của danh sĩ Thời Mạc Đồng Hãng cũng thành giai thoại thú vị lưu truyền trong dân gian.
Bà Nguyễn Thị Duệ là nữ Tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của nền giáo dục khoa bảng Việt Nam thời phong kiến. Cuộc đời bà có nhiều biến động, sóng gió nhưng bằng lòng nhiệt huyết bà vẫn vượt qua những khó khăn để có những đóng góp vào nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục khoa bảng thời phong kiến nói riêng. Nhân năm học mới 2018 – 2019 chuẩn bị bắt đầu, trang Web site Dulichchilinh.com có bài viết về Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, dưới góc độ của một nhà giáo dục tài năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đồng thời để cổ vũ, khích lệ và mong muốn nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
Chuyện giáo dục, thi cử trong những ngày qua ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… đang là câu chuyện thời sự nóng hổi, gây sự chú ý quan tâm, bức xúc cho nhiều thí sinh, phụ huynh và dư luận toàn xã hội. Ẩn sau những chuyện lùm xùm này, đã bộc lộ nhiều bất cập của ngành giáo dục, trong đó vấn đề đạo đức của một bộ phận cán bộ trong ngành giáo dục ngày càng suy thoái, xuống cấp trầm trọng ? Bằng chứng, hàng loạt cán bộ của ngành giáo dục ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình đã bị bắt hoặc đang bị dư luận mổ xẻ bởi sai phạm trong việc sửa điểm thi của thí sinh. Dưới góc nhìn về vấn đề đạo đức của người làm thầy, trang website: Dulichchilinh.com có bài viết: “Chuyện tiết tháo của thầy Chu” để chúng ta có dịp “ôn cố tri tân”, để trân trọng hơn về hình ảnh người thầy Chu Văn An và cũng là niềm mong mỏi những thầy, cô giáo, cán bộ ngành giáo dục hiện nay noi gương người thầy muôn đời Chu Văn An để vững bước trong sự nghiệp “trồng người”.
Trong những di tích thờ các danh nhân lịch sử ở Chí Linh, đã có nhiều di tích được trùng tu tôn tạo đẹp và trở thành điểm đến tâm linh của bao du khách trên khắp mọi miền đất nước. Di tích đền thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ tuy đã được đầu tư, trùng tu tôn tạo, song hiện nay di tích đền thờ bà vẫn chưa hoàn thiện. Di tích vẫn đang được Ban Quản lý Di tích Chí Linh, UBND thị xã Chí Linh tiếp tục đề nghị các cấp bộ, ngành, chính quyền quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo để di tích đền thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ được đồng bộ và thu hút du khách về vãn cảnh, chiêm bái ngưỡng vọng anh linh “Bà chúa Sao Sa”, một nữ danh nhân kỳ tài nước Việt.
Sáng 13 – 9, tại đền Hóa (thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh tổ chức tọa đàm khoa học về thần tích Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên khu di tích đền Sinh – đền Hóa.
Là người cha có ảnh hưởng quan trọng đến con đường cứu nước của Nguyễn Trãi nhưng công lao của Nguyễn Phi Khanh vẫn chưa được nhìn nhận xứng đáng.
Từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), giữ chức Hàn lâm viện Học sĩ, là người cha có ảnh hưởng quan trọng đến con đường cứu nước của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi nhưng đến nay công lao của Nguyễn Phi Khanh vẫn chưa được nhìn nhận xứng đáng.