“Thôn phong” ở Chí Linh

Thứ năm - 22/03/2018 21:42 - 2554 lượt xem
Đường vào “thôn phong”…
Đường vào “thôn phong”…
Không tên, không bảng hiệu, không có trên bản đồ hành chính, sự tồn tại của “thôn phong” ở Bệnh viện Phong Chí Linh là biểu tượng cho sự không đầu hàng số phận của những bệnh nhân nơi đây.
“Thôn” của những điều đặc biệt 

Gọi là “thôn” nhưng thực chất đây là nơi ở của hơn 40 “gia đình” bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Phong Chí Linh. Họ là những người bệnh có sức khỏe khá hơn và được bệnh viện cho mượn đất để xây dựng cuộc sống gia đình như những người bình thường khác.

Những “cặp vợ chồng” trong “thôn” hầu hết không đăng ký kết hôn. Sợi dây gắn kết với họ chính là sự đồng cảm, tình yêu thương cùng nhau vượt qua khó khăn của cuộc đời. “Cô gặp chú từ khi mới chuyển về điều trị ở bệnh viện. Sau 3 năm hẹn hò, cô chú tổ chức một đám cưới ấm cúng rồi về sống với nhau từ đó đến giờ”, cô Đỗ Thị Tựa - một bệnh nhân chia sẻ.

Câu nói định kiến “lười như hủi” dường như không đúng với những “phong dân” nơi đây. Sức khỏe yếu, cơ thể không lành lặn nhưng họ vẫn cố gắng tăng gia sản xuất để cải thiện thêm cuộc sống ngoài mức trợ cấp hằng tháng của Nhà nước. 
 
Vườn nuôi ong mật của một hộ dân trong “thôn phong”

“Chúng tôi cũng là người bình thường”

Mang trong mình căn bệnh nặng, chịu nhiều sự xa lánh của xã hội thậm chí là cả người thân trong gia đình, thế nhưng bệnh nhân phong cũng là những người bình thường, có quyền mưu cầu hạnh phúc. Và “thôn phong” chính là “đốm lửa” nhỏ sưởi ấm cuộc sống vốn đã lạnh giá của họ.

Không ít những gia đình trong thôn đã tồn tại mấy thế hệ ở đây. Thật kỳ lạ, ở nơi mà khi nhắc đến khiến nhiều người xem là nơi “chôn vùi” cuộc đời bệnh tật của những người bệnh lại chớm nở những mầm ươm của sự sống mới. “Con cái là một trong những điều may mắn nhất của cuộc đời chú. Mặc dù, chú cũng rất lo lắng con sẽ bị kỳ thị nhưng điều lo lắng ấy cũng không thể vĩ đại bằng niềm vui được làm cha làm mẹ”, chồng cô Tựa chia sẻ.

Những đứa trẻ “thôn phong” lớn lên, đem theo cả ước mơ chưa được thực hiện của cha mẹ chúng đến với xã hội. Kể về con trai mình, cô Tựa không giấu được niềm tự hào: “Con trai cô được sinh ra ở đây. Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỏ - Địa chất, hiện nay đang đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài”.

Những người ở “thôn phong” Chí Linh mong muốn một cuộc sống bình đẳng như những người khác.

NGỌC THÚY (Báo Hải Dương điện tử)

© Chí Linh quê tôi tổng hợp và sắp xếp các thông tin tự động bởi chương trình máy tính với sự hỗ trợ của Google Alerts, Skydoor & Baomoi. Tiêu đề và nội dung một số bài viết được Chí Linh quê tôi biên tập cho phù hợp. Link bài viết gốc được đính kèm dạng URL ở phần tác giả cuối mỗi bài viết.
Chí Linh quê tôi do Hội Người Chí Linh tại Đài Loan phát triển và quản lý. Phản hồi, đóng góp thông tin qua email: [email protected] 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bài viết được xem nhiều
CÔN SƠN - KIẾP BẠC:
HÀNH TRÌNH DI SẢN

qh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây