Nguyễn Trãi sinh năm 1380 ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Đến năm 1385 thì cụ Trần Nguyên Đán xin cáo quan vè trí sĩ ở Côn Sơn. Về đây cụ đã cho xây dựng Thanh Hư động- một công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử. Trong bài Thanh Hư động ký , Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi có kể lại rằng: " Rồi ông xem xét đất đai, đo đạc hình thế, một hồi trống đánh lên, mấy vạn người xúm lại, phát lùm cây rậm rạp, san gò đá gồ ghề, dòng suối gạn trong, lối hoang mở rộng, có đủ nhân công vật liệu đắp móng xây tường, việc làm liên tiếp không đầy một tháng mà công trình xây trát kẻ vẽ đều đã hoàn thành. Chỗ cao hình vòm, chỗ thấp hình chảo. Nhìn chỗ xa, ngắm màu xanh, thu vẻ lạ quán nét đẹp, gồm biết bao cảnh trí để yên nghỉ hoặc vui chơ, gọi chung là động Thanh Hư ( có nghĩa là trong trẻo và lộng lẫy)"
Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi là người có đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, nhưng cũng chịu nỗi đau oan khuất nhất trong lịch sử. Vụ án Lệ Chi viên thảm khốc đã giết hại nhiều người trong gia đình, họ tộc Nguyễn Trãi. Những người sống sót đã phải phiêu tán khắp nơi, mai danh ẩn tích. Họ là cốt nhục của Nguyễn Trãi, để lại các đời con cháu đến ngày nay.
Một số nhà khoa học đã chỉ rõ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vốn rất căm oán Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ (hai người đã giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao thoát khỏi âm mưu sát hại của bà).
Thánh Tổ Huệ Pháp thiền sư (còn gọi là Tổ Sâu) là vị quốc sư có công xây dựng, mở rộng chùa và đặc biệt là tài diệt trừ sâu bọ giúp dân phát triển sản xuất.
Gần 6 thế kỷ đã trôi qua. Vụ án Lệ Chi Viên vẫn là một bí ẩn lịch sử. Ai cũng biết Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bị oan, nhưng hung thủ giết vua Lê Thái Tông khiến cho họ bị hàm oan chưa được làm sáng tỏ. Hỏi bất kỳ ai đó về vụ án Lệ Chi Viên chắc sẽ có nhiều người biết, tuy nhiên nếu hỏi Lệ Chi Viên ở đâu thì có lẽ không có nhiều người trả lời được. Gần đây, sau khi tìm đọc các tài liệu phân tích về vụ án nhiều thế kỷ này tôi mới biết khu vườn vải - hiện trường của vụ án oan khuất kinh thiên động địa ở chính quê hương tôi, cách Hà Nội khoảng 50km, thuộc xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, vùng Kinh Bắc xưa.
Nguyễn Thị Lộ là một nữ lưu tài sắc vẹn toàn, là nhà giáo trong cung đình đáng để đời sau noi gương trân trọng.
Nhưng ngôi đền được lập sớm nhất trong cả nước để tưởng nhớ bà hiện còn rất khiêm nhường.
Vào khoảng đầu thập niên 90, tạp chí Kiến thức ngày nay đã đưa tin: Hai vị tướng nước ta là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vinh dự được bầu chọn là hai trong mười vị tướng soái kiệt xuất thế giới. Bản tin làm nức lòng mọi người từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ trong nước đến nước ngoài.
Là con thứ ba của vua Trần Minh Tông, Trần Nghệ Tông (1320-1394) chỉ làm vua có 3 năm, rồi nhường ngôi cho em (Duệ Tông), lui về làm Thái Thượng Hoàng, những 27 năm, nhưng triều Trần đang trên đà tụt dốc. Sự nghiệp chính trị của Trần Nghệ Tông chả có gì đáng nói. Tuy nhiên, với tư cách là tác giả, Trần Nghệ Tông cũng có một số tác phẩm có giá trị, được chép trong các sách của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích v.v….Chúng tôi chọn giới thiệu một bài, viết khi tác giả về viếng thăm đền thờ quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán ở Côn Sơn, Chí Linh...
Sau khi đại phá quân Nguyên, Mông (1258 – 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được dân chúng khắp nơi coi như vị thánh giúp dân thoát kiếp lầm than. Nhưng tại sao Đức Thánh Trần lại gia nhập vào hàng Tứ Phủ trong Đạo Mẫu? Đó là vấn đề được người dân và cả giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm.
Trần Nguyên Ðán là vị quan tài danh nổi tiếng triều Trần. Không chỉ có công phục hưng nhà Trần, ông còn là người góp phần tu tạo, mở mang chốn quốc tự danh thắng Côn Sơn.