Tổ chức Tết trồng cây thiết thực, hiệu quả
- Thứ hai - 15/02/2016 06:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh lại tích cực hưởng ứng Tết trồng cây, đem lại hiệu quả thiết thực.
Khắc ghi và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Mùa xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng xuân", những năm qua, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh lại tích cực hưởng ứng Tết trồng cây, đem lại hiệu quả thiết thực. Tết trồng cây đã trở thành nét đẹp văn hóa, làm cho quê hương, đất nước ngày càng xanh - sạch - đẹp, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Năm 2015, tỉnh ta đã trồng mới 1.000.000 cây phân tán, bao gồm 500.000 cây lấy gỗ, cây phong cảnh, cây bóng mát và 500.000 cây ăn quả. Việc trồng cây đã góp phần tích cực duy trì diện tích rừng, làm đẹp cảnh quan công sở, trường học, đường giao thông, các khu đô thị và khu công nghiệp, bảo vệ môi trường sống trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tỉnh duy trì và phát triển diện tích cây ăn quả đạt 21.000 ha, chủ yếu là vải thiều, ổi, na. Nhiều diện tích vải, ổi, na đã được nông dân áp dụng các quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh đó, nhiều loại cây ăn quả mới như thanh long, cam Vinh, cam Đường Canh... cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người nông dân.
Năm 2016, hưởng ứng Tết trồng cây, tỉnh ta phấn đấu trồng 800.000 cây phân tán, duy trì diện tích cây ăn quả 21.000 ha. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, hơn lúc nào hết, việc trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ lại càng có ý nghĩa quan trọng. Trồng cây còn góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Để thực hiện tốt Tết trồng cây, các địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phân bổ chỉ tiêu cho các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, nhất là về giống cây, bảo đảm trồng cây nào sống cây ấy. Việc phát động Tết trồng cây tùy vào tình hình thực tế ở cơ sở nhưng phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương hình thức, hiệu quả thấp. Đối với các địa phương có rừng, cần quan tâm phát động Tết trồng cây gắn với việc trồng, bảo vệ rừng. Đối với diện tích cây ăn quả, các địa phương cần căn cứ kế hoạch của tỉnh để xây dựng kế hoạch cụ thể cho địa phương mình, bảo đảm việc trồng cây đạt hiệu quả cao. Việc trồng cây ăn quả cần có định hướng và quy hoạch rõ ràng để tạo ra sản phẩm thế mạnh, vùng chuyên canh. Các ngành liên quan, nhất là ngành nông nghiệp cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả thâm canh cây ăn quả. Các đơn vị liên quan, các địa phương cần chủ động liên hệ, mời các doanh nghiệp đến ký hợp đồng và tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm từ cây trồng thuận lợi, tránh tình trạng được mùa mất giá. Mỗi cơ quan, đơn vị, đoàn thể cần ra sức thi đua, tích cực hưởng ứng Tết trồng cây góp phần làm cho cơ quan, công sở ngày càng xanh - sạch - đẹp.
Năm 2015, tỉnh ta đã trồng mới 1.000.000 cây phân tán, bao gồm 500.000 cây lấy gỗ, cây phong cảnh, cây bóng mát và 500.000 cây ăn quả. Việc trồng cây đã góp phần tích cực duy trì diện tích rừng, làm đẹp cảnh quan công sở, trường học, đường giao thông, các khu đô thị và khu công nghiệp, bảo vệ môi trường sống trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tỉnh duy trì và phát triển diện tích cây ăn quả đạt 21.000 ha, chủ yếu là vải thiều, ổi, na. Nhiều diện tích vải, ổi, na đã được nông dân áp dụng các quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh đó, nhiều loại cây ăn quả mới như thanh long, cam Vinh, cam Đường Canh... cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người nông dân.
Năm 2016, hưởng ứng Tết trồng cây, tỉnh ta phấn đấu trồng 800.000 cây phân tán, duy trì diện tích cây ăn quả 21.000 ha. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, hơn lúc nào hết, việc trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ lại càng có ý nghĩa quan trọng. Trồng cây còn góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Để thực hiện tốt Tết trồng cây, các địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phân bổ chỉ tiêu cho các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, nhất là về giống cây, bảo đảm trồng cây nào sống cây ấy. Việc phát động Tết trồng cây tùy vào tình hình thực tế ở cơ sở nhưng phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương hình thức, hiệu quả thấp. Đối với các địa phương có rừng, cần quan tâm phát động Tết trồng cây gắn với việc trồng, bảo vệ rừng. Đối với diện tích cây ăn quả, các địa phương cần căn cứ kế hoạch của tỉnh để xây dựng kế hoạch cụ thể cho địa phương mình, bảo đảm việc trồng cây đạt hiệu quả cao. Việc trồng cây ăn quả cần có định hướng và quy hoạch rõ ràng để tạo ra sản phẩm thế mạnh, vùng chuyên canh. Các ngành liên quan, nhất là ngành nông nghiệp cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả thâm canh cây ăn quả. Các đơn vị liên quan, các địa phương cần chủ động liên hệ, mời các doanh nghiệp đến ký hợp đồng và tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm từ cây trồng thuận lợi, tránh tình trạng được mùa mất giá. Mỗi cơ quan, đơn vị, đoàn thể cần ra sức thi đua, tích cực hưởng ứng Tết trồng cây góp phần làm cho cơ quan, công sở ngày càng xanh - sạch - đẹp.